Gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam - Vì sao vẫn khó?
Ban hành Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện EVFTA / Ngành dệt may 'khát' đơn hàng, xoay xở vượt khó
Kim ngạchsang EU khoảng 400 - 500 triệu USD/năm. Trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 10 - 15 triệu USD mỗi năm. Con số tuy chưa phải là lớn nhưng nếu không sớm gỡ được "thẻ vàng" chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành.
Tàu cá vi phạm khai thác vẫn nhiều
Thời điểm này đang diễn ra các đợt kiểm tra, kiểm soát của Bộ NN&PTNT tại 28 tỉnh ven biển. Đây cũng là thời điểm gần tròn 3 năm triển khai quyết liệt các giải pháp khắc phục "thẻ vàng".
Dù đạt được nhiều kết quả nổi bật như: Số lượng tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tăng mạnh, tăng xử phạt vi phạm khai thác IUU. Tuy nhiên, phía EC đánh giá những kết quả này vẫn còn chậm.
Ví dụ, theo quy định trước ngày 1/1/2020 tất cả tàu cá phải thực hiện việc đánh dấu như tàu vùng bờ là màu xanh, vùng lộng màu vàng và vùng khơi màu ghi xám… Đây là điều kiện thuận lợi cho các lực lượng kiểm tra trên biển thực hiện nhiệm vụ, nhưng đến nay vẫn còn 20% tàu cá chưa thực hiện. Đặc biệt tiếp tục xảy ra tình trạng tàu cá Việt Nam
Bên cạnh những chuyển biến tích cực việc vẫn còn tồn tại trong công tác tháo gỡ "thẻ vàng” của EC cho thủy sản Việt Nam. Ảnh minh họa.
Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 57 vụ với 92 tàu cá của Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ. Đa số tàu cá vi phạm là ở các tỉnh Kiên Giang , Cà Mau, Bến Tre, Bà Rịa Vũng Tàu… Mặc dù so với cùng kỳ năm 2019 là đã giảm tới 53 vụ nhưng theo Bộ NN&PTNT, việc ngăn chặn tình trạng này còn phức tạp và không bền vững.
Hơn 80% tàu cá đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhưng trung bình mỗi ngày các lực lượng chức năng vẫn phát hiện 90 tàu mất tín hiệu thường xuyên, 705 tàu mất tín hiệu trên 10 ngày, 190 tàu vi phạm vượt ranh giới.
Xử lý, kiểm tra từ những chi tiết nhỏ
Trong quá trình tăng cường tần suất kiểm tra, kiểm soát, thời điểm này lực lượng Kiểm ngư vùng 5 tập trung vào những địa bàn nóng và kiểm tra từ những chi tiết nhỏ nhất để thay đổi ý thức ngư dân.
Tàu không treo cờ, kẻ biển số không đúng quy định, đánh dấu tàu không đúng… đó là những căn cứ đầu tiên để lực lượng Kiểm ngư vùng 5 tiến hành kiểm tra bất cứ tàu thuyền nào. Cũng từ những vi phạm nhỏ nhất sẽ là cơ sở để nhắc nhở ngư dân những cái lớn hơn như đánh bắt trái phép, ghi nhật ký khai thác.
Dự kiến phía EC sẽ sớm có cuộc hop trực tuyến để đánh giá về kết quả thực hiện của Việt Nam. Ảnh minh họa.
Mới đây, 2.000 lá cờ Tổ quốc đã được trao cho ngư dân Kiên Giang, Cà Mau. Đây cũng là cách để mang đến thông điệp, nhắc nhở ngư dân về ý thức ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định. Nhiều ngư dân đã tiếp nhận thông điệp này một cách tích cực.
Theo khuyến nghị của EC, tất cả các trường hợp tàu cá Việt Nam vượt ra khỏi ranh giới vùng biển đều bị xử phạt theo Luật Thủy sản không cần chứng minh hành vi khai thác IUU.
Sau gần 3 năm triển khai các khuyến nghị của EC, hiện nay, tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Vậy nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới như thế nào?
Xung quanh các nôi dung trên chương trình Vấn đề hôm nay ngày 23/9 với sự tham gia của bà Phan Thị Huệ - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT đã có những phân tích chi tiết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo