Thị trường

Hà Giang: Nuôi gà sạch thu nhập cao

Chăn nuôi gà an toàn sinh học giúp nhiều hộ dân ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có đầu ra ổn định và thu nhập tăng cao.

Quảng Nam: Mô hình 'Nông dược xanh' của chàng thạc sĩ đa tài / Quảng Bình: Khởi nghiệp từ nghề trồng nấm

Hiện nay, huyện Hoàng Su Phì có 40 trang trại, gia trại. Trong đó có 2 trang trại và 2 gia trại gà chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Những trai trại còn lại đều đang hướng tới mô hình chăn nuôi theo chuẩn VietGAHP. Huyện cũng đã thành lập 4 nhóm Sở thích chăn nuôi gia cầm gồm 2 nhóm ở xã Pờ Ly Ngài; 1 nhóm ở xã Sán Sả Hồ và 1 nhóm ở xã Hồ Thầu.

Mô hình chăn nuôi gà sạch của gia đình ông Phan Hữu Tụ, tổ 3, thị trấn Vinh Quang đang được coi là một trong những mô hình chăn nuôi theo phương thức an toàn sinh học cho hiệu quả kinh tế cao.

Ông Thèn Ngọc Minh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì khẳng định, các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học sau khi triển khai người chăn nuôi thấy được hiệu quả mà mô hình đem lại bởi lợi nhuận cao. Thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp sẽ tục tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn ứng dụng mô hình sản xuất chăn nuôi an toàn sinh học; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, các giải pháp mới trong chăn nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020 giá trị ngành chăn nuôi của huyện chiếm 24,48% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp; đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm ổn định từ 3% trở lên đối với trâu, bò, dê và từ 6% trở lên đối với lợn, gia cầm.

Trang trại chăn nuôi gà của gia đình ông Phan Hữu Tụ, tổ 3, thị trấn Vinh Quang là một trong những trang trại có quy mô lớn nhất huyện Hoàng Su Phì. Ảnh: Lê Hoàn.

Khi chúng tôi đến thăm, ông Tụ đang cần mẫn hướng dân công nhân các biện pháp khử trùng, vệ sinh khu vực chuồng trại chăn nuôi để phòng, chống dịch cúm. Ông Tụ cho biết, với mong muốn cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm sạch và con giống chất lượng nên cách đây khoảng 5 năm, gia đình ông bắt đầu chăn nuôi gà với quy mô lớn. Từ khâu chọn giống, ông đã liên hệ với Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để mua giống gà đảm bảo chất lượng.

Để có hiệu quả trong chăn nuôi, giữ vệ sinh môi trường, hạn chế mầm bệnh, gia đình ông sử dụng đệm lót sinh học rải trên nền chuồng xử lý chất thải, đặc biệt là mùi hôi từ phân gà.

Theo ông Tụ, trong chăn nuôi gia cầm, việc giảm cường độ sử dụng kháng sinh sẽ giúp khả năng phát triển của gà tốt hơn, mang lại sản phẩm sạch cho người tiêu dùng. Thức ăn cho gà theo thời điểm phát triển, gà từ 90 - 120 ngày tuổi, sử dụng hoàn toàn ngô, thóc để xuất chuồng.

 

Khi nuôi gà an toàn sinh học, từ thịt đến trứng đều được thương lái thu mua với giá cao hơn so với gà nuôi theo phương thức thông thường. Cũng nhờ tuân thủ quy trình chăn nuôi an toàn nên 5 năm nay đàn gà ở trang trại của gia đình ông Tụ không mắc dịch bệnh.

Lứa gà thả đồi chuẩn bị xuất chuồng của gia đình chị Phàn Mùi Pham. Ảnh: Lê Hoàn.

Lứa gà thả đồi chuẩn bị xuất chuồng của gia đình chị Phàn Mùi Pham. Ảnh: Lê Hoàn.

Hiện tại, trang trại gà sạch của gia đình ông Tụ có khoảng 10.000 con gà các loại. Bình quân 4,5 tháng ông xuất bán một lứa gà thịt, mỗi lứa khoảng 6.000 con và mỗi năm xuất bán khoảng 12.000 con gà giống ra thị trường. Trừ chi phí gia đình ông thu lãi khoảng trên 500 triệu đồng/năm từ chăn nuôi gà, đồng thời tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập khá.

 

Cũng đầu tư phát triển chăn nuôi gà theo hướng trang trại, nhưng chị Phàn Mùi Phai, tại thôn Yên Sơn, xã Nậm Ty lại lựa chọn mô hình chăn nuôi gà sạch thả đồi theo tiêu chuẩn GlobalGAP (Bộ tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Để thực hiện mô hình trang trại gà sạch thả đồi, gia đình chị xây dựng khu nuôi gà với quy mô 800 con gà ta trên diện tích 4.000 m2 tại những đồi trồng trúc ở thôn Tân Thượng, xã Nậm Ty.

Chị Phàn Mùi Pham chia sẻ, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Y tế Hà Giang với chuyên ngành Y sĩ đa khoa, chị cùng chồng mình quyết định đầu tư xây dựng trang trại cung cấp các nguồn thực phẩm sạch cho khách hàng. Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của người dân về gà thịt chất lượng cao, gia đình chị quyết định nuôi gà thả vườn thay vì nuôi nhốt trong chuồng. Hệ thống chuồng trại chỉ để dành cho gà ngủ, nghỉ vào ban đêm, ban ngày gà sẽ được thả ra ngoài đồi tự kiếm thức ăn.

Chị Pham cho biết, nuôi gà thả đồi tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, chi phí đầu tư thấp hơn so với nuôi nhốt. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi, điều kiện đầu tiên là phải cho đàn gà ăn sạch, ở sạch và phòng chống dịch bệnh thường xuyên.

Nhiều hộ gia đình ở Hoàng Su Phì có thu nhập khá từ nuôi gà an toàn sinh học. Ảnh: Lê Hoàn.

Nhiều hộ gia đình ở Hoàng Su Phì có thu nhập khá từ nuôi gà an toàn sinh học. Ảnh: Lê Hoàn.

 

Hiện tại, trang trại gà sạch thả đồi của gia đình chị Pham luôn giữ mức ổn định từ 600 – 800 con, trung bình mỗi năm nuôi được khoảng từ 5 - 6 lứa gà. Gà thả đồi của gia đình chị được nhiều khách hàng tại thị trấn cũng như ngoài thành phố Hà Giang đặt mua với giá cao do thịt săn chắc, đảm bảo chất lượng.

Đến nay, toàn huyện Hoàng Su Phì có gần 400.000 co gia cầm. Trong năm 2019, huyện xuất bán được 769 tấn thịt gia cầm với số gia cầm xuất chuồng đạt gần 500.000 con, trong đó chủ yếu là gà được chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Hiện các sản phẩm trứng gà và thịt gà sạch Hoàng Su Phì có thể cung cấp thường xuyên cho thị trường địa phương và các khu vực lân cận.

Ông Thèn Ngọc Minh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì khẳng định, các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học sau khi triển khai người chăn nuôi thấy được hiệu quả mà mô hình đem lại bởi lợi nhuận cao. Thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp sẽ tục tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn ứng dụng mô hình sản xuất chăn nuôi an toàn sinh học; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, các giải pháp mới trong chăn nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020 giá trị ngành chăn nuôi của huyện chiếm 24,48% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp; đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm ổn định từ 3% trở lên đối với trâu, bò, dê và từ 6% trở lên đối với lợn, gia cầm.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm