Hà Nội: Chịu tác động mạnh từ việc xăng dầu tăng giá, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng
Xu hướng kiến tạo không gian sống tươi mới phía Đông Hà Nội / Kết nối nông sản các địa phương tới Hà Nội
CPI bình quân của Hà Nội quý I/2022 tăng 2,66% so với bình quân cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng khá cao.
Tháng 3/2022, 10/11 nhóm hàng có chỉ số CPI tăng so với tháng trước, bao gồm: Nhóm giao thông tăng 4,52% (tác động làm tăng CPI chung 0,44%) chủ yếu do giá xăng, dầu tăng cao (xăng tăng 13,28%; dầu diezen tăng 18,25%).

Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,7% (tác động làm tăng CPI chung 0,35%) do ảnh hưởng của giá gas và dầu thế giới trong tháng tăng cao (gas tăng 8,61%; dầu tăng 18,31%), bên cạnh đó chi phí vận chuyển tăng nên giá vật liệu xây dựng cũng tăng 1,15%.
Nhóm giáo dục tăng 0,69% do trong tháng các trường học đã cho học sinh đi học trực tiếp nên mức thu học phí tăng lên.
Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,22% vì đang là thời điểm giao mùa, đồng thời học sinh, sinh viên quay trở lại trường nên nhu cầu may mặc tăng cao.
Đồng thời, nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,08%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,2%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,76%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,08%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,1%.
Riêng nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,44% so với tháng trước. So với tháng trước, chỉ số giá vàng tăng 3,59% và chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,63%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Sếp CBRE Việt Nam: Khu thương mại tự do sẽ đưa bất động sản công nghiệp Đà Nẵng phát triển mạnh
Giá vàng thế giới tăng mạnh phiên 21/7, chạm đỉnh 5 tuần
Hoa Kỳ rà soát thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp một số sản phẩm từ Việt Nam
Giá nông sản ngày 22/7/2025: Cà phê và hồ tiêu cùng đi ngang
Giá heo hơi ngày 22/7/2025: Giảm mạnh trên cả nước

Thị trường thép nội địa sẽ diễn biến như thế nào trong nửa cuối năm?