Hà Nội: Covid-19 khiến nhiều ngành kinh doanh dịch vụ như dính “án tử”
Bộ Nông nghiệp tăng cường giải pháp chế biến sâu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản / Đắk Lắk: Kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi và đảm bảo các tiêu chí an toàn mùa Covid-19
Hà Nội đã thực hiện tạm ngừng hoạt động các rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massge, karaoke, vũ trường, sân khấu kể từ 18h00 ngày 15/3/2020 đến hết ngày 31/3/2020. Quyết định này là cần thiết, nhằm mục đích hạn chế tụ tập đông người, phòng ngừa lây lan dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Song việc tạm ngừng hoạt động khiến nhiều cơ sở kinh doanh rơi vào tình cảnh khốn khó. Vốn đã gặp rất nhiều khó khăn từ khi dịch bệnh bùng phát, tất cả các cơ sở kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ hiện tại đang phải hoạt động cầm cự để chờ qua dịch bệnh mới có thể sớm khôi phục trở lại. Tuy nhiên việc tạm ngừng hoạt động để phòng dịch Covid-19 khiến nhiều ngành kinh doanh dịch vụ rơi vào “án tử”.
Ông N.T.G là chủ một chuỗi Spa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thời gian vừa qua các cơ sở của ông G đã gặp rất nhiều khó khăn vì lượng khách hàng đến làm các liệu trình chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp vắng hơn rất nhiều. Doanh thu các tháng đầu năm chỉ đạt 20-30%, mặc dù Spa đã dồn rất nhiều kinh phí để làm Marketing nhưng tình hình không khả quan hơn. Thậm chí ở thời điểm hiện tại doanh số đã trở về “âm”.
Một nhà hàng ở Hà Nội treo biển đóng cửa tạm thời. (Ảnh: Trọng An)
Sau khi dịch bệnh bùng phát mạnh trên địa bàn, các cơ sở của ông G chính thức gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát, quản lý 1 cơ sở kinh doanh đã là rất rủi ro rồi, ông G đang có một hệ thống phải gánh trên vai nào là tiền mặt bằng, tiền thuê nhân sự, tiền điện nước, thuế….rất nhiều các khoản phải chi, nhưng doanh thu thì hầu như không có. Quyết định yêu cầu đóng cửa các cơ sở kinh doanh tránh tụ tập đông người làm cho ông chính thức rơi vào bế tắc thực sự. Ông cho biết, nếu tình trạng này kéo dài đến khoảng tháng 5 thì trên tổng số 6 Spa của ông hiện tại sẽ chỉ tồn tại 1-2 cơ sở, còn lại phải đóng cửa vì không đủ khả năng tài chính để duy trì hoạt động.
Với phương châm: “thanh lý sớm để có thể khởi đầu sớm bằng một ít vốn, còn hơn là khởi đầu lại với trong tay còn một đống nợ sau dịch”. Quyết định đóng cửa hoặc sang nhượng lại cơ sở kinh doanh đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều chủ cơ sở kinh doanh thời điểm này.
Cùng cảnh với ông N.T.G, các cơ sở spa, massage, rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massge, karaoke, vũ trường…. cũng sẽ rơi vào khó khăn tương tự và rất khó có cơ hội phục hồi trở lại, nếu như tình hình dịch bệnh tiếp tục có chiều hướng kéo dài và diễn tiến phức tạp như hiện tại. Những chủ cơ sở có nguồn vốn mỏng thì đa số đều đã đóng cửa, còn chủ cơ sở có vốn mạnh thì lui về cầm cự. Tuy nhiên nếu tình hình này kéo dài thì sẽ rất khó để họ có thể duy trì được hoạt động.
Một cửa hàng trên phố đóng cửa do dịch bệnh, chỉ có bác bảo vệ ngồi ngủ gật.
Việc xin chủ nhà giảm tiền cho thuê mặt bằng cũng đã được ứng dụng một cách triệt để, từ làm đơn xin giảm tiền thuê đến ngồi cà phê nói chuyện tình cảm. Tuy nhiên kết quả cũng không được như mong đợi. Một số được chủ nhà giảm từ 30-40% tiền nhà trong 2 tháng, nhưng một số khác thì không được chấp thuận hoặc chỉ giảm 5-10%.
Từ khi phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 23/1/2019 đến tính đến ngày 17/3/2019, Việt Nam đã có 61ca dương tính với virus này. Tình hình đang ngày càng có chiều hướng phức tạp khi một số bệnh nhân dương tính khai báo không thành khẩn về lịch trình di chuyển của mình dẫn đến khó khăn trong việc khoanh vùng phòng và tránh dịch. Ở trên thế giới dịch bệnh đang có diễn biến vô cùng phức tạp và nguy cơ khó kiểm soát được trong thời gian ngắn.
Dịch bệnh đã đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một giai đoạn vô cùng khó khăn, cả nền kinh tế Việt Nam cũng không thể tránh khỏi tác động tiêu cực do dịch bệnh, nhất là nhóm kinh doanh nhỏ và quy mô hộ gia đình. Hơn lúc nào hết tất cả mọi người cần có ý thức chúng tay đoàn kết để đẩy lùi dịch bệnh để mọi thứ có thể sớm ổn định trở lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh