Hà Nội: Kinh tế phục hồi mạnh từ tháng 6, quyết tâm GRDP tăng gấp 1,3 lần so với cả nước
Chính thức bỏ "viên chức suốt đời" từ 1/7: Không còn chỗ cho sự chây ỳ? / Việt Nam vẫn có thể cải thiện thêm chỉ số công khai minh bạch ngân sách
Theo tin từ Chính phủ, sáng 6/7, kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hà Nội khóa XV đã được khai mạc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ... tham dự khai mạc kỳ họp.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết từ cuối năm 2019 đến nay, tình hình quốc tế và trong nước có những biến động lớn, chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động bởi đại dịch COVID-19. Kinh tế thế giới rơi vào suy thoái; các nước, đối tác lớn của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kinh tế Thủ đô giảm sâu trong tháng 4, phục hồi trở lại giữa tháng 5 và tăng trưởng khá mạnh vào tháng 6. Tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm tăng 3,39%. Đây là mức tăng trưởng cao hơn khá nhiều so bình quân chung của cả nước (chỉ đạt 1,81%) và trong điều kiện tăng trưởng chung toàn cầu năm 2020 dự báo âm 4,9% theo dự báo mới nhất của IMF.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại kỳ họp.
Là khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất, nhưng lĩnh vực dịch vụ vẫn tăng 2,59% so với cùng kỳ, đây là nỗ lực, cố gắng rất lớn của ngành công thương và du lịch, dịch vụ trong kích cầu nội địa. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,94%. Nông nghiệp từ tăng trưởng âm 1,17% trong quý I, đã tăng trưởng 3,5% trong quý II, 6 tháng tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 1,15% của cùng kỳ 2019.
Tuy nhiên Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng Thành phố cần sớm khắc phục 8 thiếu sót liên quan đến: Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế còn thấp, có thể phấn đấu cao hơn; số lao động được giải quyết việc làm giảm, thất nghiệp tăng; chỉ số giá được kiểm soát nhưng tiềm ẩn tăng cao ở nhóm hàng thực phẩm; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) còn ở mức thấp; tỷ lệ cấp đất dịch vụ chưa đạt mục tiêu đề ra; tỷ lệ giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu; các hoạt động văn hóa, xã hội bị dừng trong thời gian dài do thực hiện giãn cách xã hội nhằm phòng, chống dịch COVID-19; tình hình tội phạm vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp.
Với quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Thành phố không điều chỉnh các chỉ tiêu năm 2020 Nghị quyết đã quyết định nhưng đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm và cả năm 2020 để chỉ đạo, điều hành. Theo đó, kịch bản 1: Tăng trưởng quý III đạt 7,8%, quý IV đạt 8,4% và dự báo cả năm đạt 5,9%. Kịch bản 2: Tăng trưởng quý III đạt 6,9%, quý IV đạt 7,4% và dự báo cả năm đạt 5,4%).
Với 2 kịch bản như trên, dự kiến GRDP của Hà Nội năm 2020 tăng khoảng 5,4% (trung bình 5 năm 2016 - 2020 đạt 6,96%), phấn đấu đạt mức tăng cao hơn, khoảng 5,9% (trung bình 5 năm 2016 - 2020 đạt 7,06%).
Với những nhiệm vụ quan trọng đã đặt ra, tại phiên khai mạc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị HĐND Thành phố quan tâm đến một số nội dung, đặc biết là khai thác tối đa thị trường trong nước, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát... Khai thác triệt để các nguồn lực của mỗi quận, huyện với phương châm “góp gió thành bão” để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020, phấn đấu GRDP tăng gấp 1,3 lần so với cả nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giảm phát thải carbon, bước đệm vào nền kinh tế xanh toàn cầu
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 26/11: Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt lao dốc
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 26/11/2024: Thị trường miền Nam giảm nhẹ
Chính thức: Hộ cá nhân có doanh thu dưới 200 triệu đồng được miễn thuế VAT