Hà Nội xây dựng hai kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025
Giữ bình ổn mặt bằng giá, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế / Các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc để phục hồi sau đại dịch
2 kịch bản tăng trưởng kinh tế
Theo đó, đối với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, kế hoạch được xây dựng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, vì vậy để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, Thành ủy Hà Nội yêu cầu phải đánh giá, lượng hóa, dự báo đúng và trúng diễn biến của tình hình dịch bệnh, đồng thời, phải có các giải pháp thiết thực khắc phục những khó khăn, hạn chế của giai đoạn 2016-2020.
Từ đó, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố cơ bản đồng tình với 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025, gồm: Kịch bản cơ sở là phấn đấu tăng trưởng GRDP khoảng 7,5% theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; kịch bản 2 là phấn đấu tăng trưởng GRDP khoảng 6,5-7%, đã bám sát thực tiễn và khả năng diễn biến của dịch bệnh COVID-19.
Tuy nhiên, để phương án tăng trưởng GRDP được tổ chức thực hiện, thực sự phát huy hiệu quả, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu xây dựng kịch bản thu, chi ngân sách gắn với 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế để chủ động bố trí nguồn kinh phí bảo đảm an sinh xã hội (đặc biệt là nguồn lực phòng, chống dịch bệnh) và nguồn vốn để phục hồi, phát triển kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Để thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố nhấn mạnh 7 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Trong đó yêu cầu ưu tiên tập trung phòng, chống dịch COVID-19 để ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết. Đồng thời, căn cứ tình hình kiểm soát dịch bệnh để có giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố.
Bên cạnh vấn đề hoàn thiện thể chế như bổ sung Luật Thủ đô, sửa đổi quy hoạch chung, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tập trung đầu tư các công trình thiết chế văn hóa, di tích lịch sử (nhất là Hoàng thành Thăng Long, Điện Kính Thiên, Cổ Loa, Đền thờ Ngô Quyền...), bệnh viện, trường học công lập đạt chuẩn quốc gia; quyết liệt giải quyết các vấn đề bức xúc như đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy hoạch; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Tập trung các nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng như Vành đai 4, Vành đai 2,5, Quốc lộ 1A cũ, Quốc lộ 6, tuyến đường kết nối đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ với đường Vành đai 3, tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long- đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội- Hòa Bình, một số cầu qua sông Hồng, các tuyến đường, cầu kết nối vùng.
Thực hiện tốt quan điểm phát triển đồng đều tại các khu vực, rà soát tiêu chí đô thị theo hướng phát triển 3 huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh gắn với lợi thế của Cảng hàng không Nội Bài; nghiên cứu, đề xuất xây dựng một số huyện tiếp tục phát triển lên quận trong thời gian tới.
Hà Nội xây dựng hai kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Bố trí đủ vốn cho các dự án
Đối với Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lưu ý một số yêu cầu và nguyên tắc liên quan. Trong đó, định hướng và cơ cấu đầu tư các ngành, lĩnh vực phải bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội được nêu tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, 10 Chương trình công tác của Thành ủy khóa XVII, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và thực tiễn phát triển của Thành phố trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19...
Nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên bố trí vốn phải tuân thủ đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các quy định khác có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư công. Trong đó lưu ý đối với các dự án cấp bách, quan trọng, các dự án ODA thì tập trung bố trí đủ vốn để sớm hoàn thành theo tiến độ.
Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố cũng yêu cầu rà soát tổng mức vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 bảo đảm phù hợp với các Nghị quyết của Quốc hội về tài chính, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của quốc gia; khả năng cân đối ngân sách thời kỳ ổn định 2022-2025 (lưu ý kịch bản thu, chi ngân sách gắn với 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế); đồng thời, đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn từ các nguồn thu theo cơ chế đặc thù...
Thành ủy Hà Nội cũng chỉ đạo phải bảo đảm danh mục dự án và phương án bố trí vốn cụ thể theo đúng định hướng, nhất là các công trình trọng điểm có ý nghĩa lớn với phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, có tính lan tỏa, kết nối vùng phải được tập trung bố trí nguồn lực đầy đủ, đáp ứng tiến độ đề ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024