Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số tại Việt Nam
Phiên chiều khởi sắc, nhiều cổ phiếu lớn tăng mạnh / Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long qua cửa khẩu Quảng Ninh do phát hiện virus Sars-CoV-2 trên bao bì
Theo Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương, mặc dù hoạt động kinh tế số tại Việt Nam đang phát triển mạnh, đặc biệt trong những lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech), viễn thông, sản xuất máy tính và đồ điện tử, các dịch vụ công nghệ thông tin, nhưng vẫn còn đối diện với một số khó khăn, vướng mắc như: Môi trường thể chế và pháp lý còn yếu, chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ; nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt; các hình thức kinh doanh mới phát triển nhanh làm cho các cơ quan quản lý nhà nước khá lúng túng trong quản lý các hoạt động kinh tế số... Đây là những rào cản đối với phát triển kinh tế số cần được nhanh chóng tháo gỡ.
Ông Nguyễn Đức Hiển cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao chủ trì hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW và phục vụ xây dựng Báo cáo đánh giá 2 năm tình hình triển khai Nghị quyết này, Ban Kinh tế Trung ương mong muốn các chuyên gia chia sẻ các kinh nghiệm giúp phát triển kinh tế số, nhất là hoạt động thương mại điện tử, cũng như chia sẻ những vướng mắc, kiến nghị để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam.
Tại Tọa đàm, các chuyên gia và đại diện lãnh đạo cấp cao đến từ các tập đoàn, doanh nghiệp (DN) lớn trong các lĩnh vực thương mại điện tử, giao hàng công nghệ, dịch vụ điện tử và tài chính, truyền thông đa phương tiện... đã trao đổi các xu hướng phát triển mới của kinh tế số Việt Nam; làm rõ những cơ hội và thách thức của các DN trong quá trình chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh.
Qua trao đổi, các chuyên gia, đại diện DN cũng đề xuất, khuyến nghị những chính sách cụ thể như: Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo khuôn khổ cho phát triển kinh tế số; cải cách và số hóa các cơ quan quản lý nhà nước, các DN; khuyến khích và thúc đẩy mạnh việcthanh toán điện tử; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số; tạo cơ hội thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới, phát triển bền vững cho DN.
Ông Nguyễn Đức Hiển cho biết, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tổng hợp, chắt lọc và tiếp thu các ý kiến của các đại biểu trong buổi Tọa đàm này, theo dõi sát quá trình thực hiện Nghị quyết 52. Đó sẽ là những luận cứ quan trọng giúp Ban Kinh tế Trung ương xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Ban Chấp hành Trung ương vào tháng 10 năm 2022.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Ra mắt liên minh đổi mới đối tác AI tạo sinh
Đà Nẵng: Liên tiếp xử phạt bán hàng giả nhãn hiệu nổi tiếng tại quận du lịch trọng điểm
Nền tảng ngân hàng số cho doanh nghiệp
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông