Thị trường

Hải sản Việt tận dụng tốt thị trường

Khi dịch Covid-19 tràn qua hầu hết các quốc gia châu Á từ đầu năm 2020 đến nay, dù chịu ảnh hưởng lớn, nhưng xuất khẩu ở nhóm hàng sản phẩm mực, nhuyễn thể đánh bắt, khai thác từ biển ở Việt Nam vẫn khả quan.

FPT Retail kỳ vọng vào chuỗi nhà thuốc Long Châu / Samsung và LG nhất trí không khiếu nại lẫn nhau về quảng cáo TV QLED

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Ủy ban Hải sản (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Vasep) cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thường chú ý nhiều nhất đến cá tra, tôm, song vẫn còn một mặt hàng rất quan trọng nữa là nhóm sản phẩm mực, nhuyễn thể đánh bắt, khai thác từ biển. Trong đó, sản phẩm mực, bạch tuộc, cá ngừ luôn có thị trường lớn tiêu thụ ổn định là Hoa Kỳ (Mỹ), Nhật Bản và Hàn Quốc. Khi dịch Covid-19 tràn qua hầu hết các quốc gia châu Á từ đầu năm 2020 đến nay, dù chịu ảnh hưởng lớn, nhưng xuất khẩu ở nhóm hàng này ở Việt Nam vẫn khả quan.

Thủy sản được hy vọng sẽ tăng lượng hàng xuất khẩu trong những tháng cuối năm

Thủy sản được hy vọng sẽ tăng lượng hàng xuất khẩu trong những tháng cuối năm

Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm gần 22% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trên thị trường thế giới. Các sản phẩm mực, bạch tuộc chính của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật gồm, mực ống nguyên con đông lạnh, mực ống cắt sợi, cắt miếng, cắt khoanh, mực ống phile đông lạnh, mực nang đông lạnh, mực nang chế biến, mực ống sushi, bạch tuộc tẩm bột… Trong đó, nhóm sản phẩm mực tươi/đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất. Tiếp đến là bạch tuộc khô/muối/tươi/đông lạnh và cuối cùng là nhóm sản phẩm mực khô/nướng. Người tiêu dùng Nhật Bản vốn tiêu thụ nhiều hải sản nhất thế giới, song cũng đặt ra tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất về loại thực phẩm này.

Vì vậy, việc Nhật Bản tăng nhập khẩu hải sản Việt Nam (cụ thể là nhóm sản phẩm mực chế biến) cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường tiêu thụ này. Hiện nay, mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Nhật Bản là mực chế biến và Việt Nam nằm trong top 4 nguồn cung cấp lớn nhất (sau Trung Quốc, Peru và Thái Lan). Tuy nhiên, Trung Quốc lại chiếm tỷ trọng chi phối về thị phần tại Nhật Bản ở nhóm sản phẩm này, với 88% giá trị nhập khẩu của Nhật, trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 2%. Vì vậy, đối với doanh nghiệp Việt, thị trường Nhật Bản vẫn còn dư địa rất lớn, nhất là khi Trung Quốc dự báo chưa ổn định lại nguồn hàng xuất khẩu này sau dịch bệnh.

Hàn Quốc cũng là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 39,9% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này. Và lợi thế thuế quan từ Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc (VKFTA) đang hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang thị trường này. Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, mực nang phile làm sạch đông lạnh, mực cắt trái thông đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá, bạch tuộc chế biến đông lạnh… Hiện Việt Nam hưởng thuế xuất khẩu sang Hàn Quốc là 0% đối với các sản phẩm bạch tuộc tươi/sống và đông lạnh. nhóm sản phẩm bạch tuộc khô/muối/sống/tươi/đông lạnh, nên đây cũng là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Từ đầu năm đến nay, Hàn Quốc phải đối mặt với ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc giảm mạnh do các nhà hàng, khách sạn đóng cửa, khách du lịch hạn chế. Doanh nghiệp xuất khẩu hải sản Việt hiện nay đã tăng sản xuất nhóm sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh, chế biến sẵn và ăn liền để thuận tiện cung cấp cho nhà nhập khẩu, giữ ổn định kim ngạch tại các thị trường xuất khẩu lớn này. Kỳ vọng tăng lượng hàng xuất khẩu ở những tháng cuối năm.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm