Hòa Bình: Thành công từ mô hình nuôi gà thả vườn
7 ca nhiễm Covid-19 ở Bình Thuận đã khỏi bệnh / Hơn 45 dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cung cấp giải pháp công nghệ ứng phó Covid-19
Là cán bộ xã công tác trong ngành Dân số đầy nhiệt huyết, chị Thủy luôn hết mình với công việc, không quản ngại khó khăn. Tuy nhiên, mức lương từ công việc hiện tại chỉ đủ để chi tiêu cho những khoản thiết yếu trong cuộc sống gia đình, chị Thuỷ quyết tâm lựa chọn con đường phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và góp phần giúp đỡ các hộ khác ở địa phương cùng đi lên.
Nhận thấy điều kiện tự nhiên ở quê hương có nhiều thế mạnh để phát triển chăn nuôi, năm 2014, chị mạnh dạn vay vốn đầu tư xây chuồng nuôi gà và nhập gà giống. Vì chưa nắm vững kỹ thuật, lứa gà đầu tiên cho năng suất không cao do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Không nản lòng, chị tự tìm tòi, đến các địa phương ngoài tỉnh để học hỏi.
"Tôi phát hiện ở những vùng đồi núi, người ta đầu tư mở trang trại nuôi gà để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có và ít bị dịch bệnh. Điều này rất phù hợp với địa hình, thời tiết ở Bình Cảng, tôi tập trung vào học tập kỹ thuật chăn nuôi gà để về quê mở trang trại" - chị Thuỷ cho biết.
Đàn gà trên 3.000 con đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình chị Bùi Thị Thủy, xóm Trung, xã Bình Cảng (Lạc Sơn).
Nghĩ là làm, với số vốn gần 100 triệu đồng, chị Thuỷ cùng gia đình thống nhất tiếp tục đầu tư nuôi gà theo quy mô trang trại, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, chị tham gia trở thành thành viên của HTX Dịch vụ nông nghiệp Huy Tuấn. Nhờ đó, chị được các thành viên trong HTX giúp đỡ về kỹ thuật chăn nuôi, thú y. Được tư vấn, hỗ trợ sử dụng những loại thức ăn tốt giúp phát triển toàn diện cho đàn gà, đồng thời được kết nối, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Ngay lứa gà thử nghiệm đầu tiên với trên 200 con đã mang lại hiệu quả. Chị mở rộng quy mô chuồng trại để nuôi gà với số lượng lớn. Giống gà được lựa chọn là gà Lượng Huệ chống chọi tốt với dịch bệnh, chất lượng thịt cao.
Ngoài thức ăn là lúa, ngô, chị Thuỷ tận dụng các loại rau trộn với cám để làm thức ăn cho gà. Nhờ vậy, đàn gà phát triển tốt, chất lượng thịt được thị trường ưa chuộng. "Cứ 3 - 4 tháng là gà có thể xuất bán, mỗi con khi xuất nặng trung bình khoảng 1,7 kg. Sau khi trừ các chi phí, trung bình mỗi năm tôi thu về khoảng trên 170 triệu đồng. Từ vài trăm con, đến nay, đàn gà của gia đình tôi đã mở rộng lên trên 3.000 con các loại, mỗi năm xuất từ 2 - 3 lứa” – chị Thuỷ chia sẻ.
Tuy tuổi đời còn khá trẻ, nhưng chị Bùi Thị Thủy là người dám nghĩ dám làm, biết tận dụng những điều kiện sẵn có ở địa phương kết hợp với hướng đi sáng tạo để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cuộc sống gia đình chị nay đã khấm khá hơn, từ chỗ đủ ăn đủ mặc, anh chị có thêm phần dư giả để lo cho con cái học hành, phụng dưỡng bố mẹ. Với thành công của mình, chị còn là một tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi của xã, huyện.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, chị luôn nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ các hộ trong vùng để cùng phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo và làm giàu bền vững. Mô hình nuôi gà Lượng Huệ của gia đình chị đã đem lại thành công và nguồn thu nhập ổn định,đáng nói là gia đình chị đã mạnh dạn du nhập và nuôi thành công giống gà Lượng Huệ thả vườn với quy mô lớn trên địa bàn. Đây là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở xã Bình Cảng nói riêng và toàn huyện Lạc Sơn nói chung. Qua đây, giúp nhiều hộ dân tìm cho mình một hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện đất đai của ừng gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao
Mạng 5G đã sẵn sàng, hướng đi nào để doanh nghiệp viễn thông 'đánh thức' tiềm năng thị trường?