Hoạt động sản xuất hồi phục chậm chạp nhưng chắc chắn trong những tháng cuối năm
Hà Nội dự thảo 3 kịch bản tăng trưởng GRDP năm 2020 trước tác động của Covid-19 / Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025
Chia sẻ tại buổi Tọa đàm “Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý III năm 2021” vào chiều 20/10, các chuyên gia Viện VEPR cho rằng, trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới tác động không nhỏ tới quá trình phục hồi kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Hiện nay, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục hồi phục bất chấp sự bùng phát của biến thể Delta, nhưng vẫn tồn tại sự hồi phục không đồng đều do thiếu nguồn cung vaccine giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Cùng với đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào và lao động tiếp tục xảy ra. Lạm phát tăng mạnh ở Mỹ và một số nền kinh tế mới nổi. Nền kinh tế phục hồi khiến giá cả nhiều hàng hóa đồng loạt tăng cao, do chuỗi cung ứng không đáp ứng kịp xu hướng tăng nhanh của nhu cầu và thương mại hàng hóa thế giới.
Bên cạnh đó, thương mại hàng hóa tăng trở lại nhưng thương mại dịch vụ chưa hồi phục. Những nước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng hưởng lợi (cung cấp trang thiết bị y tế, thuốc men và thiết bị công nghệ thông tin,…); những nước dựa nhiều vào dịch vụ (du lịch, khách sạn) chậm hồi phục.
Điều này khiến cho chính sách tiền tệ có thể phải thắt chặt nhằm kiểm soát kì vọng về lạm phát, làm chậm lại sự hồi phục của thị trường lao động và tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước.
Tại Việt Nam, nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng trong quý 3/2021 kèm theo các hậu quả kinh tế xã hội nặng nề khiến chúng ta phải mất nhiều thời gian sau mới khắc phục được.
Việc chuyển đơn hàng của một số doanh nghiệp FDI, sự rời bỏ thành phố của người lao động có thể trở thành vấn đề lâu dài nếu Việt Nam không có những thay đổi phù hợp. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng các biện pháp chống dịch cực đoan, đặc biệt là ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao.
“Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc lớn vào chiến lược ứng xử với đại dịch trong thời gian tới. Các gói hỗ trợ an sinh xã hội và thúc đẩy đầu tư công có thể hỗ trợ phần nào cho tăng trưởng. Lạm phát do chi phí đẩy là một rủi ro cần phải được giám sát chặt, bất kì một nới lỏng tiền tệ nào cần phải hết sức thận trọng”, các chuyên gia Viện VEPR khuyến cáo.
Dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô quý 4/2021, các chuyên gia Viện VEPR chia ra làm hai kịch bản.
Về kịch bản xấu: Bệnh dịch có nguy cơ tái bùng phát trong khi Việt Nam, tình trạng “đóng - mở” lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca nhiễm gây thiệt hại cho sản xuất.
Đối với kịch bản này, một số đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do không đảm bảo được tiến độ sản xuất. Tình trạng thiếu hụt lao động có thể xảy ra do người lao động còn bất an. Chi phí tăng cao khiến nhiều ngành thu hẹp, đặc biệt là trong nông nghiệp.
Về kịch bản tốt: Cả nước thống nhất được các biện pháp thích ứng với bệnh dịch và vẫn đảm bảo sản xuất và lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy. Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng được hồi phục một cách chậm chạp nhưng chắc chắn. Các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng ngay trong nửa đầu quý 4. Tình trạng phong tỏa như trong quý 3 không lặp lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh