Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước sẽ diễn ra vào 28/9
Thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Ứng xử khôn ngoan với thị trường / Hàng loạt lãnh đạo quản lý doanh nghiệp nhà nước bị kiểm điểm
Mục đích của Hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tập trung vào rà soát và đánh giá 2 năm nhiệm kỳ 2016-2020 nhằm xem xét về công tác cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, hơn một năm thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII và triển khai theo Nghị quyết 60 của Quốc hội khi Quốc hội có chuyên đề về rà soát tình hình xây dựng pháp luật và thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa. Đây là cuộc hội nghị nhằm nhìn lại chặng đường nhiệm kỳ đã đi qua và thấy được những khó khăn, tồn tại, vướng mắc, đặc biệt những hạn chế để kịp thời khắc phục, đảm bảo hoàn thành công cuộc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước mà Quốc hội, Đảng giao nhiệm vụ cho Chính phủ.
(Nguồn: nhadautu.vn) |
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính nhận được 461 kiến nghị của 18 bộ, cơ quan ngang bộ; 44 tập đoàn, tổng công ty và 46 địa phương.
Các ý kiến kiến nghị của các doanh nghiệp của các Bộ ngành tập trung vào các vấn đề công tác triển khai thực hiện có những vướng mắc, sắp xếp đất đai trong cổ phần hóa, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, sắp xếp kinh doanh, tháo gỡ khó khăn…Đặc biệt là xử lý những vấn đề tồn tại kinh doanh thua lỗ của các dự án, tập đoàn kinh tế vừa qua.
“Đây là dịp để cho Chính phủ, các bộ ngành, doanh nghiệp để bàn bạc tháo gỡ, tìm ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa sắp xếp doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đồng thời tháo gỡ, xử lý những dự án tồn tại khó khăn mà thời gian qua dư luận đang quan tâm”, ông Đặng Quyết Tiến nói.
Chia sẻ về Hội nghị sắp diễn ra, ông Phùng Văn Hùng , Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội cho rằng, các kiến nghị của doanh nghiệp đều được hoan ngênh. Mục đích cuối cùng doanh nghiệp kiến nghị là để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
“Tuy nhiên các cơ quan quản lý cần xem xét, cân nhắc, đánh giá các kiến nghị. Cần xem xét kiến nghị đó có phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường hay không? có phù hợp với hệ thống pháp luật và phù hợp với tiến trình hội nhập và cam kết của Việt Nam trong các hiệp định mà mình là thành viên hay không? Nếu cân nhắc được những khía cạnh đó, chúng ta sẽ chọn được kiến nghị nào cần phải giải quyết, đáp ứng mong đợi của doanh nghiệp”, ông Phùng Văn Hùng nhấn mạnh./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng
Sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cho cuối năm và Tết
MSB đầu tư chiến lược vào nền tảng ngân hàng tương tác