Thị trường

ICAEW: Việt Nam dẫn đầu khu vực trong phục hồi kinh tế

Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế mới nhất từ Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), Việt Nam và Singapore là hai quốc gia kiểm soát thành công đại dịch đã vươn lên dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về phục hồi kinh tế. Trong đó, Việt Nam được dự đoán là nền kinh tế duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm 2020 ở mức 2,3%...

Năm 2020: Xuất khẩu gạo đạt 3 tỷ USD, giá bán cao nhất nhiều năm qua / Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến chiếm trên 86% tổng kim ngạch xuất khẩu

Việt Nam được dự đoán là nền kinh tế duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm 2020 ở mức 2,3% và 8% vào năm 2021.

Báo cáo mới nhất từ Oxford Economics, được ủy quyền bởi ICAEW, cũng đưa ra dự báo GDP của các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ phục hồi mạnh ở mức 6,2% vào năm 2021, sau khi giảm 4,1% trong năm qua.

GA6-6597-1610099117.jpg

Việt Nam được đánh giá cao trong kiểm soátđại dịch Covid - 19 và đã vươn lên dẫn đầu tại khu vực Đông Nam Á về phục hồi kinh tế năm 2020.

Các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội kéo dài được cho là sẽ hạn chế tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm nay, khiến tốc độ tăng trưởng GDP và hoạt động thương mại như trước COVID-19 sẽ không thể diễn ra trước thời điểm cuối năm 2021. Ở Đông Nam Á, tăng trưởng có thể sẽ bị hạn chế bởi các biện pháp giãn cách xã hội, tuy vậy, các hạn chế này sẽ tiếp tục được nới lỏng trong năm nay, đặc biệt là ở các nền kinh tế có khả năng triển khai vắc xin sớm.

Trong khi những bất ổn vẫn còn và hầu hết các nền kinh tế sẽ cần thời gian để phục hồi, nhưng với tin tức tích cực về vắc-xin gần đây đã mang đến triển vọng tăng trưởng khu vực Đông Nam Á tương đối khả quan trong trung và dài hạn.

Báo cáo triển vọng kinh tế của ICAEW còn cho rằng, sự phục hồi kinh tế của khu vực vào năm 2021 vẫn phụ thuộc vào việc nới lỏng các hạn chế phong tỏa, đà phục hồi toàn cầu và việc triển khai thành công vắc xin coronavirus. Do đó, tiến độ về tiêm chủng sẽ là một thước đo quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế trong năm nay.

Nhìn chung, GDP của Đông Nam Á dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 6,2% vào năm 2021, sau khi giảm 4,1% vào năm 2020. Sự phục hồi mạnh một phần là do tác động của GDP thấp từ năm trước, cũng như các chính sách vĩ mô được thiết lập vẫn rất phù hợp, như chính sách tài khóa mở rộng và lãi suất thấp. Tại Singapore, GDP được dự báo sẽ phục hồi lên 5,7%, sau khi giảm 6% trong năm 2020, do các hạn chế về giãn cách xã hội tiếp tục được giảm bớt trong Giai đoạn 3 sắp tới.

Năm 2020 cho thấy Đông Nam Á đã trải qua quá trình phục hồi ba tốc độ, với sự khác biệt chủ yếu do sự mức độ thành công khác nhau của mỗi quốc gia trong việc ngăn chặn làn sóng nhiễm COVID-19 mới và thực hiện các chiến lược mở cửa lại nền kinh tế của họ một cách an toàn, cũng như chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ. Các quốc gia thành công trong việc kiểm soát đại dịch như Việt Nam và Singapore, đã dẫn đầu khu vực trong phục hồi kinh tế. Trong đó, Việt Nam được dự đoán là nền kinh tế duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm nay ở mức 2,3%.

 

Thái Lan cũng đã sớm thành công trong việc ngăn chặn làn sóng nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, những hạn chế về du lịch đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước này vì du lịch chiếm tới 20% GDP của Thái Lan. Nền kinh tế Thái Lan được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi nhưng với tốc độ vừa phải trong năm 2021.

Philippines đã phải chịu các đợt phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài và hỗ trợ tài khóa của nước này ít ỏi. Do đó, GDP của Philippines có thể sẽ giảm gần 10% vào năm 2020, mặc dù có khả năng tăng trưởng 7,8% vào năm 2021 do các hạn chế dần được nới lỏng.

Ông Mark Billington, Giám đốc khu vực ICAEW, Trung Quốc và Đông Nam Á, cho biết mối quan tâm lớn nhất đối với các nền kinh tế Đông Nam Á là ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới, để đưa xã hội và các hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Tính liên kết của nền kinh tế toàn cầu có nghĩa là các quốc gia sẽ phải làm việc cùng nhau, để tăng cường các kế hoạch ứng phó với đại dịch và giải quyết những thách thức kép trong việc nối lại các hoạt động kinh doanh trong khi vẫn giữ an toàn cho người dân của mỗi quốc gia”.

Bất chấp những dự đoán về tốc độ phục hồi kinh tế trong năm 2021, những bất ổn chính có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi sau đại dịch vẫn còn. Chẳng hạn như chậm tiến độ triển khai các chương trình tiêm chủng, làn sóng lây nhiễm toàn cầu thứ hai có thể dẫn đến một đợt phong tỏa toàn cầu khác và một cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm