Kích cầu tiêu dùng nội địa: Giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP
Phim hoạt hình Việt ra rạp: Cuộc chơi mạo hiểm? / Kích cầu hiệu quả, tạo niềm tin cho doanh nghiệp
Chủ động, ổn định thị trường cung cầu, giá cả hàng hóa, nhất là với hàng hóa thiết yếu từ nay tới Tết Nguyên đán là một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 vừa qua.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, thị trường nội địa được đánh giá vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.
Mỗi ngày sạp thịt lợn của chị Hồng (tiểu thương chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) bán ra khoảng 4 tấn thịt. Khi giá lợn hơi tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg trong thời gian ngắn, chị không tăng giá thịt thành phẩm với bạn hàng lâu năm.
"Mắc quá bạn hàng bán không được thì mình kinh doanh không được, cũng phải chia sẻ phần nào", chị Phạm Thị Thu Hồng, tiểu thương chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh, cho biết.
"Buôn có bạn bán có phường, từ xưa đến giờ, dù giá có tăng, thương nhân vẫn cố gắng giữ giá ổn định để giữ khách hàng, vì cung cấp mỗi ngày với lượng hàng rất lớn", ông Lê Hoàng Phong, Phó Giám đốc Chợ đầu mối Nông sản Thực phẩm Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh, chia sẻ.
Tết năm nay, TP Hồ Chí Minh bổ sung nhiều nhóm hàng mới vào chương trình bình ổn thị trường, lượng hàng tăng 3 - 5% so với năm 2022. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)
Từ đầu năm đến nay, Tập Đoàn Central Retail Việt Nam liên tục tham gia các chương trình kết nối cung cầu hàng hóa do TP Hồ Chí Minh và Bộ Công Thương tổ chức, do đó đã tìm được các nhà cung ứng với nguồn hàng ổn định, đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng. Tuy nhiên để giữ giá, ổn định nguồn hàng là chưa đủ, doanh nghiệp cho biết đang phải tính toán nhiều chương trình khuyến mại để kích cầu sức mua trong những tháng cuối năm.
Vừa triển khai thành công chương trình khuyến mãi dành riêng cho các mặt hàng thủy sản và ghi nhận sức mua tăng tới 20%, doanh nghiệp cho biết sẽ tập trung kích cầu cho hàng Việt để kéo sức mua, góp phần tăng sản xuất.
"Giá rất tốt, giảm khoảng 25% so với thị trường. Chúng tôi mong mỏi người tiêu dùng có thể ủng hộ, mua sắm nhộn nhịp hơn", bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông Tập Đoàn Central Retail Việt Nam, cho hay.
Từ đầu năm đến nay,tiêu dùng nội địalà động lực tăng trưởng chính của TP Hồ Chí Minh, khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng 8,6% so với cùng kỳ. Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả chương trình khuyến mại tập trung vào tháng 11 tới. Thời gian khuyến mại được tính toán kéo dài hơn so với năm trước.
"Triển khai kéo dài thời gian vì giúp doanh nghiệp chủ động được các chương trình sản xuất, kế hoạch khuyến mãi, giúp việc khuyến mãi thực chất, tăng cầu, tăng sức mua", ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, thông tin.
Tết năm nay, TP Hồ Chí Minh cũng bổ sung nhiều nhóm hàng mới vào chương trình bình ổn thị trường, lượng hàng tăng 3 - 5% so với năm 2022. Hàng bình ổn dịp Tết sẽ chiếm 25 - 43% nhu cầu toàn thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh