Kinh tế Việt Nam không thể chỉ mãi lo “phòng thủ”
Vietcombank, Agribank, TPBank chính thức giảm lãi suất cho vay / Chi phí logistics tăng cao khiến nhiều ngành hàng gặp khó
Nhiều tổ chức nghiên cứu quốc tế đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay, với những triển vọng khá lạc quan. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá mức tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,6%, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoánlà 6,5%. Ngân hàng UOB cũng đưa ra con số tích cực lên đến 6,7%, cao hơn so với mục tiêu của Chính phủ Việt Nam đề ra là 6-6,5%.
Mới đây nhất, nhóm nghiên cứu củaViện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra 2 kịch bảncập nhật cho kinh tế Việt Namnăm 2021. Kịch bản 1:Dịch bệnh ở Việt Nam dự báo được kiểm soát vào tháng 10/2021, tạo điều kiện cho việc nối lại hoạt động sản xuất – kinh tế ở mức bình thường. Theo đó, kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,9%. Kịch bản 2:Giữ nguyên hầu hết các giả thiết như trong kịch bản 1, chỉ khác ở chỗ dịch bệnh được khống chế sớm trong tháng 8/2021. Theo đó, kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 6,2%.
Đà phục hồi còn nhiều bất định
Nhóm nghiên cứu của CIEM nêu ra một số giải pháp để duy trì tăng trưởng, trong đó nhấn mạnh tới sự song hành giữa chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách kinh tế vi mô trong quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế, hướng tới phục hồi xanh và phục hồi bền vững; hoàn thiện tư duy về nâng cao năng lực nội tại, mức độ tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh mới, gắn với thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; nhanh chóng hoàn thiện căn bản khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo nói chung và kinh tế số nói riêng…
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEMcho rằng,trong bối cảnh theo đuổi "mục tiêu kép"và định hình cách tiếp cận đối với một số vấn đề cải cách chính sách kinh tế, Việt Nam cần tập trung vào 3 giải pháp quan trọng.
Thứ nhất, bảo đảm có sự song hành giữa chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách kinh tế vi mô, hướng tới phục hồi xanh và phục hồi bền vững.
Thứ hai, thúc đẩy phục hồi kinh doanh và nâng cao năng lực nội tại, mức độ tự chủ của nền kinh tế gắn với thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ hướng tới kinh tế số; trang bị kỹ năng mới để cải thiện năng suất.
Viện trưởng CIEM cũng lưu ý, đà phục hồi kinh tế còn nhiều bất định, do rủi ro bùng phát các đợt dịch bệnh mới, diễn biến lây lan nhanh của các biến thể COVID-19 mới khiến nhiều quốc gia áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế; chậm trễ trong phổ biến vắc-xin và tiêm chủng; rủi ro nợ và áp lực lạm phát…
Đề cập tình hình và kịch bản tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc. Các tổ chức quốc tế đã liên tục nâng mức dự báo tăng trưởng năm 2021, vào khoảng 5,6 - 6%, là tốc độ phục hồi sau khủng hoảng cao nhất trong 80 năm qua.
Tuy nhiên, rủi ro, thách thức vẫn còn đến từ: các biến chủng mới của dịch COVID-19; lạm phát, giá cả có khả năng tăng cao đến hết năm 2021; nợ công và nợ doanh nghiệp gia tăng tại một số nền kinh tế mới nổi và các quốc gia đang phát triển; chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, căng thẳng chính trị, thương mại giữa các quốc gia lớn.
Trong nước, khó khăn, thách thức, rủi ro còn nhiều, nhất là khi tình hình dịch COVID-19diễn biến phức tạp, đe dọa trực tiếp tới sản xuất công nghiệp ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng; mùa du lịch đã qua tháng 6 trong khi mùa mưa bão đã đến. Nhiệm vụ đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 2021 là rất thách thức, đòi hỏi vừa kiểm soát tốt dịch COVID-19vừa bảo đảm sản xuất, kinh doanh, có giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ rõ.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn đang có dấu hiệu tiến triển phức tạp tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đánh giá, việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 là thách thức lớn, đòi hỏi cần có sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ và chia sẻ gánh vác trách nhiệm giữa các đoàn thể trong nước trong giai đoạn khó khăn này.
Chống sốcchứ không phải tránh các cú sốc
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Anh Dương -Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM, nhận định, quá trình sàng lọc đang diễn ra mạnh hơn, nhiều doanh nghiệp đã phải rời khỏi thị trường. Song, số doanh nghiệp tăng vốn và trở lại hoạt động đều tăng;nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin ở thị trường Việt Nam.
Trong bối cảnh mới, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng, cần tư duy về nâng cao mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc của xuất khẩu vào khu vực FDI, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế.Cần tránh tư duy về độc lập, tự chủ của nền kinh tế theo hướng chỉ có "phòng thủ". "Cần chống chịu với những cú sốc kinh tế, chứ không phải tránh các cú sốc", ông Dương nói.
Chuyên gia CIEM cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết trong phát triển kinh tế tư nhân liên kết với khu vực FDI. Đồng thời, nâng cao năng lực thực hiện hiệu quả các FTA, không chỉ là quy tắc xuất xứ, mà còn là những vấn đề mới như thương mại điện tử, kinh tế số, đổi mới sáng tạo,phát triển khoa học công nghệ, cải thiện năng suất...
Một trong những giải pháp then chốt, theo ông Nguyễn Anh Dương, làbảo đảm sự song hành giữa chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách vi mô. "Cải cách phải được thực hiện ngay và liên tục, thay vì chờ đợi đến khi hết dịch. Chính sách kinh tế vĩ mô nới lỏng có chừng mực, để hỗ trợ doanh nghiệp và giữ dư địa để giúp nền kinh tế bật lênsau đại dịch", ông Dương nêu quan điểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo