Nâng hạng chứng khoán, Việt Nam có thể thu hút thêm 10 tỷ USD vốn đầu tư
Hiệu quả kinh tế từ nuôi chồn hương / Chỉ số sản xuất công nghiệp bốn tháng đầu năm 2024 tăng 6%
Ảnh minh họa.
Thông tin trên được Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dẫn nguồn từ Ngân hàng Thế giới (WB).
Các chuyên gia từ KBSV cũng cho rằng, nếu được FTSE Russell chấp thuận vào nhóm thị trường mới nổi hạng hai (Secondary Emerging Market), ước tính tỷ trọng của thị trường Việt Nam vào khoảng 0,7 - 1% trong rổ chỉ số FTSE Emerging Index, từ đó có thể thu hút từ 800 triệu - 1 tỷ USD vốn đầu tư mới từ các quỹ ETF.
Diễn biễn của thị trường chứng khoán thường có xu hướng tích cực khi có thông tin được thêm vào danh sách theo dõi hoặc chấp thuận nâng hạng chính thức. Các trường hợp điển hình như: Chỉ số Karachi của Paskistan đã tăng 300% sau khi được chấp thuận nâng hạng vào năm 2009; Kuwait tăng 53%, Qatar tăng 20%....
Ngoài ra, hầu hết các thị trường trong nhóm thị trường mới nổi hạng hai cũng có mức định giá tích cực hơn, với mức P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) trung bình vào khoảng 15,1 – cao hơn khoảng 20% so với các thị trường cận biên.
Việc thị trường chứng khoán được nâng hạng thường đi kèm với sự tăng cường minh bạch nhờ quy trình quản lý, từ đó tạo ra một môi trường đầu tư an toàn và đáng tin cậy hơn.
Sau gần 10 năm khởi động tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán, Việt Nam hiện tại đang vào những giai đoạn cuối cùng hoàn thành những tiêu chí còn lại để được nâng cấp từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Việc này sẽ đem lại lợi ích về nhiều mặt cho thị trường, đặc biệt là về sự uy tín cũng như khả năng thu hút dòng vốn ngoại.
Hiện nay, đang có 3 tổ chức xếp hạng trên thế giới thực hiện đánh giá, phân loại thị trường đó là FTSE Russell, MSCI và S&P Dow Jones. Việt Nam hiện tại đang nằm ở nhóm thị trường cận biên (Frontier Market) và đều chiếm tỷ trọng lớn trọng bộ chỉ số của các tổ chức, lần lượt là 37%, 29% và 12,3% tương ứng với các rổ chỉ số FTSE Frontier Index Series, MSCI Frontier Markets Index và S&P Frontier BMI.
Ngoài ra, Việt Nam đã được FTSE Russel đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi kể từ năm 2018, được MSCI và S&P Dow Jones theo dõi đánh giá định kỳ hàng năm.
Ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, việc nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là tín hiệu quan trọng đối với cộng đồng quốc tế, cho thấy Việt Nam đang trên đà phát triển thành một nền kinh tế thị trường theo đúng bản chất. Từ đó, góc nhìn của các nhà đầu tư quốc tế về môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam cũng sẽ có chuyển biến tích cực hơn.
Trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030, mục tiêu đến năm 2025 của Chính phủ là đưa Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên mới nổi theo Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT