Thị trường

Ngân hàng siết cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán

Theo điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng do NHNN công bố, từ nay tới giữa năm các ngân hàng sẽ tiếp tục siết vốn vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.

Dự báo lạm phát năm 2022 sẽ ở mức 2-3% / 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2021

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng phải hướng dòng vốn tín dụng năm 2022 vào lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, hạn chế tín dụng "đen".

Đối với lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản hay kênh trái phiếu, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là phải kiểm soát chặt, tuy nhiên vẫn tạo điều kiện cho bất động sản nhà ở, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thực.

Theo Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng phải hướng dòng vốn tín dụng năm 2022 vào lĩnh vực ưu tiên. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Theo Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng phải hướng dòng vốn tín dụng năm 2022 vào lĩnh vực ưu tiên. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)


Hiện, các tổ chức tín dụng đã thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí vốn bình quân, giảm phí phi lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng; đồng thời cũng "thắt chặt hơn" yêu cầu về tài sản bảo đảm; điều khoản bổ sung trong hợp đồng, yêu cầu điểm xếp hạng tín nhiệm tối thiểu của khách hàng và hạn mức tín dụng đối với khách hàng để đảm bảo an toàn.

Xu hướng này dự kiến tiếp tục diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2022 khi các tổ chức tín dụng tiếp tục thu hẹp chênh lệch lãi suất biên, gia tăng quy mô khoản vay hoặc hạn mức tín dụng tối đa để hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong khi, các tổ chức tín dụng dự kiến tiếp tục thắt chặt mạnh hơn với lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản và sử dụng thẻ tín dụng.

Các ngân hàng dự kiến sẽ giảm dòng vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản, xuống còn khoảng 23,8% trong 6 tháng đầu năm 2022 từ mức 29,7% của 6 tháng đầu năm 2021 do lĩnh vực này được dự báo có mức độ rủi ro tăng cao nhất.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm