Ngành chăn nuôi biển cần phải đưa khoa học công nghệ vào để giải quyết thách thức
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt 41 tỷ USD / 697 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Đài Loan
Tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa, tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa cũng như khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp ở các vùng biển mở.
Tại Diễn đàn trực tuyến về chủ đề phát triển ngành nuôi biển quy mô công nghiệp của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, để hiện thực hóa định hướng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án phát triển nuôi biển đến năm 2030, với mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, diện tích nuôi đạt 280.000 ha, thể tích lồng nuôi 10,0 triệu m3. Sản lượng nuôi đạt 850 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 0,8 - 1,0 tỷ USD. Và đến năm 2030, diện tích nuôi đạt 300.000 ha, thể tích lồng nuôi 12,0 triệu m3. Sản lượng nuôi đạt 1,45 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 - 2,0 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến.
Cùng với “nhiệm vụ” về kinh tế, phát huy tiềm năng, lợi thế quốc gia ven biển, ngành nuôi biển còn mang ý nghĩa quan trọng đối với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, bên cạnh những thuận lợi thì ngành nuôi biển của Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và hạn chế như hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nuôi biển, nhất là nuôi biển công nghiệp còn hạn chế, chưa được đầu tư.
Cùng với đó, cơ chế chính sách phát triển nuôi biển chưa đủ mạnh để kêu gọi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, nhất là các doanh nghiệp lớn có năng lực đầu tư đồng bộ.
Đặc biệt, khoa học công nghệ trong sản xuất giống còn hạn chế; nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ nuôi, hệ thống lồng bè, công nghệ phụ trợ cho nuôi biển phù hợp với thời tiết Việt Nam chưa phát triển, nhất là phục vụ nuôi ở các vùng biển xa.
Song song với đó, công tác nghiên cứu thức ăn chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu sử dụng cá tạp, dễ gây ô nhiễm môi trường. Còn về phía người lao động tham gia nuôi biển thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm trong vận hành và hạn chế về ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.
Trước đó, tại hội nghị “Phát triển nuôi biển bền vững” được tổ chức tại Tuy Hòa, khi nói đến những thách thức về ngành công nghiệp nuôi biển, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, hiện nay ở Việt Nam ngành nuôi biển đang diễn ra với tốc độ nhanh nhưng khẳng định rằng, lồng bè ở mức truyền thống mà thôi. Thức ăn chủ yếu từ nguồn nguyên liệu thu được từ cá lại quay về nuôi cá. Nuôi biển ở ta còn quá lạc hậu, do đó cần có nghiên cứu khoa học cả về giống, thức ăn dinh dưỡng, phương thức nuôi và công nghiệp bổ trợ.
Từ những thực tế trên có thể thấy, ngành chăn nuôi biển ở Việt Nam cần phải có những kế hoạch dài hơi, cụ thể theo định hướng phát triển bền vững. Quan trọng nhất vẫn là cần phải có những phương án tổ chức thực hiện theo đúng chủ trương và những cơ chế chính sách mà nhà nước đã đưa ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá nông sản ngày 4/1/2025: Cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Chủ động cung ứng đủ điện, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Động lực nào cho dự báo tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2025?
Giá vàng ngày 4/1/2024: Vàng thế giới giảm mạnh từ đỉnh 3 tuần, vàng trong nước ổn định
Giá ngoại tệ ngày 4/1/2025: USD giảm nhẹ, Dollar Index lùi về mốc 108
Giá heo hơi ngày 4/1/2025: Đà tăng quay trở lại trên cả ba miền