Ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 48 tỷ USD năm 2025
Doanh nghiệp dệt may: Khởi sắc xen lẫn “cầm chừng” / Xuất khẩu dệt may tiếp tục phục hồi
Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Vitas, mặc dù trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực cũng như những khó khăn về tình hình kinh tế trong nước nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11,26% so với năm 2023. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,71 tỷ USD, tăng 12,33% so với năm 2023 và chiếm tỷ trọng 37,98% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường Nhật Bản ước đạt 4,57 tỷ USD, tăng 6,18%, chiếm tỷ trọng 10,39%.
Thị trường EU ước đạt 4,3 tỷ USD tăng 7,66%, chiếm tỷ trọng 9,77%. Thị trường Hàn Quốc ước đạt 3,93 tỷ USD, tăng 10,36%, chiếm tỷ trọng 8,93%. Thị trường Trung Quốc ước đạt 3,65 tỷ USD, tăng 1,76%, chiếm tỷ trọng 8,3% và thị trường ASEAN ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,84%, chiếm tỷ trọng 6,59%.
Năm 2024, Vitas đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong các hoạt động vận động chính sách, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Thực hiện Chiến lược Phát triển ngành dệt may và da giày, từ nay đến năm 2030, ngành sẽ chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững.
Từ năm 2031 - 2035, ngành dệt may sẽ phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Giai đoạn mới, với vai trò dẫn dắt ngành dệt may Việt Nam, Vitas sẽ tiếp tục nỗ lực; tập trung trí tuệ, sức sáng tạo, cùng các doanh nghiệp đoàn kết triển khai hiệu quả giải pháp chuyển đổi kép, để xây dựng một thương hiệu dệt may Việt Nam bền vững”, ông Giang nói.
Tại buổi họp báo, ông Vũ Đức Giang cho biết lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày 13 - 14/12 tại tỉnh Quảng Nam. Đây sẽ là cơ hội để các chuyên gia trong ngành, đại diện các bộ, ngành, đối tác nước ngoài cùng các doanh nghiệp dệt may nhìn lại, đánh giá những dấu mốc phát triển ấn tượng của ngành dệt may Việt Nam trong 25 năm.
Trong 25 năm qua, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hình thành chuỗi cung ứng. Tổ chức nhiều đoàn xúc tiến thương mại tại các thị trường lớn để mở rộng hoạt động xuất khẩu.
Đồng thời, tham gia và hoạt động tích cực tại nhiều tổ chức quốc tế lớn chuyên ngành dệt may; kết nối các doanh nghiệp với nhiều tổ chức và hiệp hội dệt may quốc tế. Đặc biệt, Vitas đã làm tốt vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp dệt may với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để phán ánh những vướng mắc về cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng văn phòng 'xanh' cao cấp
EXPO 2025: Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với thế giới
Giá vàng ngày 19/1/2025: Đồng loạt giảm mạnh
Giá ngoại tệ ngày 19/1/2025: USD giảm sau chuỗi tăng dài
Giá nông sản ngày 19/1/2025: Cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu ổn định
Giá heo hơi ngày 19/1/2025: Tiếp tục có biến động nhẹ