Xuất khẩu dệt may tiếp tục phục hồi
Tạm ngừng mua vàng miếng móp méo, một chữ: Tổng Giám đốc SJC nói gì? / Vietnam Report 'gọi tên' một doanh nghiệp Nhật Bản trong top 3 công ty bảo hiểm uy tín
Xuất khẩu phục hồi
Báo cáo về ngành hàng xuất khẩu tháng 7/2024 của Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho thấy, trong nửa đầu năm 2024, hàng dệt may xuất khẩu ghi nhận kim ngạch xuất khẩu là 16,2 tỷ USD, tăng 4,4 % so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Mỹ vẫn đang là đối tác chính với kim ngạch đạt 7,1 tỷ USD, tăng 2,5%, chiếm 44,2% cơ cấu xuất khẩu.
PSI nhận thấy sự phục hồi của mặt hàng dệt may xuất khẩu, phản ánh lạm phát hạ nhiệt, và chi tiêu của người tiêu dùng đang dần hồi phục; đơn đặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2024 của các doanh nghiệp dệt khả quan hơn.
Xuất khẩu xơ, sợi dệt trong nửa đầu năm nay đạt 895,3 nghìn tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023, kim ngạch đạt 1,96 tỷ USD, tăng 3,5% so với 6 tháng đầu năm 2023.
"Kết quả phục hồi tích cực so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ các hãng tái nhập trở lại nhằm phục vụ cho vụ thu đông 2024; giá sợi Trung Quốc tăng trở lại do giá dầu hồi phục. Trong khi giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc gần như không đổi so với cùng kỳ, đạt 1,04 tỷ USD, tăng 0,5% thì đã có những sự cải thiện rõ rệt hơn tại thị trường Hàn Quốc và Mỹ, ghi nhận giá trị xuất khẩu lần lượt đạt 233 triệu USD, tăng 20,8% và 95 triệu USD, tăng 31,1%.
Kỳ vọng đơn hàng tiếp tục gia tăng
Dẫn chia sẻ của các doanh nghiệp dệt may, PSI cho biết, ngành dệt may vẫn đang tiếp tục phục hồi dù nhu cầu vẫn còn thấp. Một số doanh nghiệp có lợi thế về tập khách hàng đa dạng và yếu tố về ESG như TNG hay Eclat Textile (FDI Đài Loan) thì lượng đơn hàng đã được lấp kín đến đầu quý IV/2024. Trong khi đó, MSH dự định đưa nhà máy Xuân Trường 2 mới đi vào hoạt động kể từ cuối năm 2024, cho thấy sự tự tin của doanh nghiệp về sự trở lại của các đơn hàng.
"Do đó, chúng tôi kỳ vọng các đơn hàng sẽ tiếp tục được bảo đảm và gia tăng trong nửa cuối năm khi vào mùa mua sắm tại các thị trường lớn. Chúng tôi cũng nhận thấy trong nửa đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu nguyên liệu sản xuất như xơ, sợi và vải các loại tăng lần lượt 20,7% và 11,9% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu cho thấy tình hình các đơn hàng dệt,may xuất khẩu vẫn đang khá tích cực và nhiều triển vọng cho nửa sau của năm 2024", ông Nguyễn Minh Quang - chuyên viên phân tích của PSI nhận định.
Theo báo cáo của PSI, mức tồn kho quần áo tại Mỹ trong nửa đầu năm 2024 đạt 2,172 tỷ USD, giảm nhẹ 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái và duy trì mức thấp hơn so với nửa cuối năm 2022 và nửa đầu năm 2023.
Trong khi đó, doanh số bán lẻ quần áo tại Mỹ trong nửa đầu năm 2024 tăng nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục xu hướng hồi phục từ tháng 10/2023.
"Chúng tôi kỳ vọng thị trường bán lẻ quần áo tại Mỹ duy trì xu hướng hồi phục trong nửa cuối năm 2024, đặc biệt là vào mùa mua sắm cuối năm, qua đó thúc đẩy các đơn hàng xuất khẩu mới", ông Quan nhìn nhận.
Cũng theo chuyên gia này, PSI nhận thấy chi tiêu của người dân Mỹ dần hồi phục sau khi lạm phát hạ nhiệt. Chỉ số tự tin của người tiêu dùng Mỹ tháng 6/2024 đạt mức 100,4 - nằm trong phạm vi hẹp tương tự được duy trì trong suốt hai năm qua, điều này cũng phản ánh nhu cầu tiêu dùng vẫn đang được duy trì.
Do đó, PSI kỳ vọng đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may sẽ hồi phục rõ rệt kể từ quý IV/2024 khi đây cũng là thời điểm các nhãn hàng bắt đầu chuẩn bị cho vụ Xuân Hè 2025.
Tuy nhiên, PSI cho rằng, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp dệt may khó tăng cao do chi phí nhân công tăng khi mà mức lương tối thiểu tăng 6% kể từ tháng 7/2024.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp