Nguyên nhân nào khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng?
CPI 10 tháng tăng 1,81% - mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 / CPI 11 tháng tăng 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016
Theo Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng đầu năm tăng 4,12% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 7 tăng.
So với tháng trước, CPI tháng 7 tăng 0,48% (khu vực thành thị tăng 0,43%, khu vực nông thôn tăng 0,52%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá; riêng nhóm bưu chính, viễn thông giá không đổi so với tháng trước.
Đáng chú ý, trong tháng 7, CPI nhóm giao thông tăng 1,45%. Giá bảo hiểm y tế tăng 28,45% khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Giá dịch vụ chăm sóc người già tăng 2,5% so với tháng trước.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, so với tháng 12/2023, CPI tháng 7 tăng 1,89%. Trong đó có 9 nhóm hàng tăng giá và 2 nhóm hàng giảm giá. Chỉ số CPI bình quân 7 tháng đầu năm tăng 4,12% so với cùng kỳ năm 2023.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam