Marcom

Nhiều cơ hội tăng trưởng cho thương mại điện tử mùa dịch COVID-19

Là một trong số những ngành ít chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 trong quý I năm 2020, thương mại điện tử đang phát triển mạnh vì giải quyết được việc hạn chế gặp gỡ và thanh toán trực tiếp.

Tiếp tục áp chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử / Gần 16.200 gian hàng thương mại điện tử bị xử lý vì lợi dụng dịch tăng giá

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng

Theo ghi nhận của Navigos Search, các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự quản lý ở các vị trí phát triển kinh doanh, marketing và các vị trí kỹ thuật chuyên môn về E-Commerce.

Nguồn cung nhân sự cho mảng thương mại điện tử ở Việt Nam còn khan hiếm vì đây là ngành mới tại Việt Nam. Do đó các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng ứng viên đã có kinh nghiệm trong cùng ngành và sẵn sàng trả mức lương cao để thu hút nhân tài. Mặt bằng lương cho các ứng viên trong ngành này có xu hướng cao hơn các lĩnh vực kinh doanh truyền thống và sẽ duy trì như vậy trong thời gian từ 3-5 năm tới.

Nhân sự cho mảng TMĐT tại Việt Nam còn khan hiếm.

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search nhận định: “Sự tác động bất ngờ của đại dịch COVID-19 lên toàn cầu đã trở thành bài toán khó cho các doanh nghiệp để có thể duy trì đội ngũ nhân sự và hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, một khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu tuyển dụng sẽ bùng nổ và các doanh nghiệp sẽ cần đến đội ngũ nhân lực để vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh.”

“Các doanh nghiệp nên xúc tiến hoạt động tuyển dụng trong thời gian này vì nguồn cung lao động đang dồi dào hơn, ứng viên khi nhận việc sẽ có nhiều thời gian để hòa nhập với công ty và chuẩn bị cho kế hoạch phát triển sau khi dịch bệnh qua đi. Nếu doanh nghiệp chọn cách tạm hoãn các hoạt động tuyển dụng, sẽ có thể phải đối mặt với cuộc cạnh tranh thu hút nhân tài một khi nhu cầu bùng nổ trở lại,” bà Nguyễn Phương Mai nhấn mạnh.

Livestream trên TMĐT tạođột biến

Gần đây, vì nhiều người có thời gian sử dụng internet nhiều hơn, các sàn thương mại điện tử dần tăng tần suất các buổi livestream trên nền tảng.

 

Theo báo cáo ngành của iPrice, 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam là Tiki, Lazada, Sendo và Shopee. Đây là những sàn TMĐT mà người mua sử dụng nhiều nhất Việt Nam, đồng thời luôn duy trì khoảng cách với những đối thủ xếp dưới.


Để tạo ra sự khác biệt và tạo điểm nhấn, các thương hiệu liên tục cải tiến số lượng và chất lượng livestream, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành. Các thương hiệu lớn cần tạo ra nội dung mới lạ và nổi bật, qua đó tiếp cận thêm lượng khách hàng tiềm năng.

 

Dẫn đầu thị trường Việt Nam cả về lượng truy cập website lẫn tần suất sử dụng của người tiêu dùng, Shopee vẫn muốn tạo thói quen truy cập ứng dụng cho khách hàng với chiến dịch "Ở nhà không khó - có Shopee lo".

Các buổi livestream này gần giống như chương trình săn khuyến mãi. Tham gia buổi livestream định kì của Shopee (2 ngày mỗi tuần, mỗi ngày 3 lần), khách hàng có cơ hội săn xu, săn sale vào các khung giờ nhất định, tạo thói quen cho khách hàng. Với chủ đề "Trò chuyện cùng người nổi tiếng" của Shopee, "người nổi tiếng" có thể thu hút thêm một lượng khán giá là người hâm mộ, tăng khách hàng tiềm năng trên nền tảng.

Lazada tung các buổi livestream vào các ngày trong tuần, với các chủ đề rất rõ ràng, phù hợp với các đối tượng khách quan tâm tới một đối tượng nhất định: LazMusic (cho người yêu âm nhạc), LazLearn (học tập) hay LazCook (nấu ăn). Chiến dịch tổ chức livestream của Lazada mang tên "An tâm mua sắm tại nhà". Vì thế nội dung các buổi livestream liên quan đến các hoạt động tại nhà là điều không quá bất ngờ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm