Nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay dựa trên hợp đồng đầu ra
Điện mặt trời VKT Hòa An bị phạt nặng / Tỷ giá USD hôm nay 17/7: Giảm nhẹ phiên đầu tuần
Ảnh minh họa. Nguồn: VTV/Dân trí
Hiện nay, hơn 90% doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay cho nhóm này chỉ chiếm khoảng 20% tổng dư nợ cho vay trên toàn nền kinh tế. Một trong những hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa là không có đủ tài sản để thế chấp.
Để có thể nhận vay, hồ sơ của hợp đồng phải thu được xem xét, dựa trên những hợp đồng bán hàng mà Công ty TNHH Sinh Dương đã ký với đối tác. Số tiền vay có thể lên đến trên 90% giá trị hợp đồng.
"Mình hay làm dự án cho nhà nước, như là TKV than điện, họ là ông lớn, mình bán hàng cho họ chắc chắn họ trả nợ cho mình nên ngân hàng cho vay dựa trên uy tín của đầu ra. Ngân hàng sẽ cho vay theo hình thức thế chấp đầu ra", bà Trần Diệu Nhân, Kế toán trưởng Công ty TNHH Sinh Dương, chia sẻ.
Với việc nhà xưởng và văn phòng thường được thuê mướn, việc ngân hàng cấp vốn mà không cần thế chấp bằng tài sản đã giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
"Về việc cho vay tín chấp, ngân hàng đánh giá được đúng lợi nhuận và dòng tiền của thương hiệu bán lẻ, đây là hướng đi mới giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp", ông Nguyễn An Nghĩa, Giám đốc Thương hiệu Tập đoàn Giovanni Group, chia sẻ.
Để thực hiện việc cho vay không cần tài sản đảm bảo, nhiều ngân hàng đã áp dụng công nghệ dựa trên dữ liệu để đánh giá khả năng trả nợ và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định mức xếp hạng tín dụng và hạn mức giải ngân. Điều quan trọng là ngân hàng cần có sự minh bạch thông tin từ các doanh nghiệp chính.
"Hồ sơ về tài chính, hồ sơ về dự án đi vay của doanh nghiệp, người dân phải công khai, minh bạch và phải đảm bảo mức độ chính xác thì mới dự báo được dòng tiền, tránh rủi ro nợ xấu", ông Cấn Văn Lực, kinh tế trưởng BIDV, nhận định.
Hiện nay, tỷ lệ dư nợ cho vay tín chấp vẫn còn thấp ở các ngân hàng thương mại, chủ yếu dành cho các doanh nghiệp đã có lịch sử trả nợ tốt cho ngân hàng. Một lý do khác là lãi suất cho vay tín chấp thường cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi lãi suất cho vay có tài sản nên nhiều doanh nghiệp cũng cân nhắc trước khi quyết định vay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo