Nông dân Hưng Yên đã dùng công nghệ nano chăm sóc nhãn
Kiểm soát kinh doanh qua mạng: Cần sự “bắt tay” đa ngành / Nông dân lao đao vì mủ cao su rớt giá
Vừa qua, có một số bài báo viết về hiện tượng nhãn nhúng lưu huỳnh, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Đó là thông tin hoàn toàn thiếu căn cứ, trước sức ép dư luận, các báo đó đã phải đính chính và xin lỗi tỉnh Hưng Yên. Chúng tôi cũng đã có văn bản gửi đến các cơ quan truyền thông nói rõ việc này. Thực tế, thị trường EU, Mỹ vẫn chấp nhận xông khói lưu huỳnh với ngưỡng nhỏ hơn 0,02% để chống nấm mốc cho nhãn. Cũng cần lưu ý là “xông khói” và “nhúng” là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.
Ở Hưng Yên không có chuyện nhúng nhãn vào lưu huỳnh, nông dân trên địa bàn hiện đã áp dụng công nghệ Nano bạc vào chăm sóc nhãn, nghĩa là khi quả nhãn bằng hạt đỗ đã được phun chế phẩm Nano giúp tránh nấm mốc, giữ mã đẹp.
Công nghệ Nano cũng được coi là giải pháp để phát triển nông nghiệp sạch và bền vững với hai nhóm cơ bản: Các chế phẩm Nano có vai trò bổ dung dinh dưỡng cân đối, đầy đủ theo từng giai đoạn phát triển của cây, thúc đẩy mầm hoa, tăng tỷ lệ đậu quả và nhóm chế phẩm Nano có vai trò phòng và đặc trị bệnh do nấm.
Vụ nhãn năm nay được đánh giá là được mùa nhất từ trước đến nay, vậy Hưng Yên đã có những chuẩn bị gì để đẩy mạnh tiêu thụ, thưa ông?
- Có thể nói, năm nay các kế hoạch tiêu thụ nhãn được Hưng Yên lập từ rất sớm vì sản lượng nhãn được dự báo tăng đột biến. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh tiêu thụ, quảng bá, kêu gọi các doanh nghiệp lớn tiêu thụ nhãn cho bà con.
Hiện đã có hệ thống siêu thị BigC, Co.opmart, Fivimart, Hapro, Vinmart, Công ty Xuất nhập khẩu An Việt… cam kết tiêu thụ nhãn Hưng Yên, phân phối chính thức nhãn Hưng Yên vào hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng trong cả nước. Đáng chú ý, đây cũng là năm đầu tiên Công ty cổ phần suất ăn hàng không Nội Bài sẽ đưa nhãn Hưng Yên phục vụ trên các chuyến bay trong nước và quốc tế của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam…
Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức các sự kiện xúc tiến tiêu thụ, hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ nhãn và các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Trong hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn tổ chức ngày 12.8, chúng tôi cũng mới khoảng 50 – 60 doanh nghiệp Trung Quốc sang ký thỏa thuận tiêu thụ nhãn. Chúng tôi hy vọng, các doanh nghiệp lớn sẽ kết nối tiêu thụ khoảng 50 – 60% sản lượng nhãn của tỉnh.
Việc nhãn được mùa lớn liệu có tạo ra sức ép tiêu thụ không, thưa ông?
- Năm nay sản lượng nhãn tăng đột biến nên việc gây sức ép lên thị trường tiêu thụ đương nhiên là có. Chính vì vậy, tỉnh đã rất quyết liệt tổ chức các sự kiện quảng bá, tôn vinh sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về thu mua với mục tiêu bằng mọi biện pháp giúp dân tiêu thụ sản phẩm. Điều đáng mừng là diện tích nhãn VietGAP tăng đáng kể, trong khi nhãn VietGAP tiêu thụ rất tốt, được các siêu thị thu mua với giá ổn định. Năm 2017, sản lượng nhãn của Hưng Yên đạt 31.000 tấn, mang lại giá trị 900 tỷ đồng, năm nay với việc sản lượng tăng đột biến, chúng tôi hy vọng con số sẽ vượt 1.000 tỷ đồng.
Xin cảm ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua