Nông sản Việt rộng đường sang Trung Quốc
"Chuỗi cung ứng thế giới đang phải chịu những áp lực lịch sử" / Duy trì lãi suất ổn định - Thách thức với ngành ngân hàng năm 2023
Trung Quốc là thị trường có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2022 lại chứng kiến kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều của hai quốc gia thông qua các cửa khẩu tại Lạng Sơn, Quảng Ninh giảm hơn 68%.
Với việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh từ ngày 8/1, lượng hàng xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu này được kỳ vọng tăng, trong đó nhiều mặt hàngnông sảnđược kỳ vọng sẽ đi sâu vào thị trường này thời gian tới.
Chứng kiến số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị tăng 20% so với trước 8/1 - ngày Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch COVID-19, doanh nghiệp kỳ vọng hàng hóa thông quan sẽ tăng trưởng 30 - 40%.
Theo chia sẻ của đại diện Sở Thương mại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc trong Hội nghị Giao thương Hợp tác Kinh tế thương mại giữa tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và Việt Nam vừa diễn ra, nông, lâm, thủy sản là những sản phẩm thị trường Trung Quốc rất ưa chuộng.
Sơ chế, đóng gói sản phẩm chuối xanh xuất khẩu. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)
"Chúng ta cũng đã biết quả sầu riêng, quả chuối, chanh leo, tổ yến cũng đã trong quá trình đàm phán để có thể xuất khẩu. Đây đều là những mặt hàng rất có tiềm năng ở thị trường Quảng Tây nói riêng và thị trường Trung Quốc nói chung. Chúng ta cũng phải nâng cao cái cơ sở hạ tầng về kho lạnh để có thể đảm bảo vận chuyển trái cây tươi đến các địa phương của Trung Quốc vẫn đảm bảo chất lượng", ông Điêu Vệ Hồng, Phó Giám đốc Sở Thương mại Quảng Tây, nhận định.
Đại diện các cơ quan chức năng cho biết, để tăng tính cạnh tranh cho nông sản Việt tại thị trường tỷ dân, ngoài tăng về số lượng, cải thiện về chất và phương thức tiếp cận khách hàng là điều cần thiết.
"Năm 2023, chúng ta phải tối ưu hóa chất lượng xuất khẩu, tối ưu hóa cơ hội để các sản phẩm nông sản của chúng ta, kể cả sản phẩm tươi lẫn sản phẩm chế biến vào sâu trong lục địa Trung Quốc. Đó là nhiệm vụ rất là cấp bách", ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhấn mạnh.
"Trên cơ sở những kinh nghiệm, quan hệ với đối tác, doanh nghiệp nước sở tại, trong năm 2023, xúc tiến thương mại là một trong những hoạt động trọng tâm nhất của Thương vụ trong thời gian tới", ông Nguyễn Hữu Quân, Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc, cho biết.
Bộ Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp tích cực phân luồng hàng hóa, nghiên cứu thống nhất phương thức giao nhận qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc nhằm giảm thiểu rủi ro ùn tắc hàng hóa kéo dài dịp cao điểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo