Phát triển dịch vụ "xanh" và cơ hội đem về lợi nhuận khủng nhìn từ hướng đi của Tesla, VinFast
Nhìn lại năm 2023, dự báo năm 2024: Bitcoin vượt qua những thách thức và hoài nghi / Đề nghị các doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án bất động sản giảm giá nhà
Chìa khoá thực hiện mục tiêu Net Zero
Theo lộ trình, Việt Nam sẽ thí điểm thị trường carbon từ năm 2025 và vận hành chính thức từ năm 2028. Giới chuyên gia cho rằng, thị trường này có khả năng mở ra một cuộc cách mạng về giảm phát thải carbon.
Ông Phạm Hồng Quân - Cố vấn chiến lược Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu (CEPVN - Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam) nhận định, thị trường carbon hiện là chủ đề “nóng”, nhận được sự quan tâm của rất nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp (DN) Việt Nam, đặc biệt là vấn đề trao đổi và bù trừ tín chỉ carbon. Đây vừa là thách thức và cũng là cơ hội cho các DN tiếp cận các giải pháp xanh, giảm phát thải đồng thời nhận lại những giá trị thực tế từ các tín chỉ carbon này.
“Thị trường carbon là chìa khoá để thực hiện mục tiêu Net Zero. Trong bối cảnh xu thế định giá carbon ngày càng phổ biển và trở thành công cụ then chốt để thực hiện các mục tiêu khí hậu theo cam kết tại Hiệp định Paris (2015), đây sẽ là công cụ mang tính thị trường quan trọng, vừa có ý nghĩa điều chỉnh giảm phát thải, vừa tạo doanh thu để đầu tư cho các mục tiêu khí hậu”, chuyên gia đánh giá.
Bên mua cũng có lợi vì sẽ đảm bảo được quá trình tuân thủ các quy định của pháp luật. Dù họ phải chi trả nguồn kinh phí nhưng hàng hoá của bên mua xuất khẩu vào những thị trường hiện tại như Mỹ hay EU sẽ giảm được phần nào thuế carbon xuyên biên giới.
Bên bán cũng có lợi vì bên bán nỗ lực giảm phát thải, có dư hạn ngạch, có tín chỉ carbon và chưa sử dụng thì có thể bán cho bên mua hay các nhà đầu tư, cá nhân. Ngoài ra, sàn carbon, các nhà trung gian môi giới đều có lợi khi tham gia vào thị trường này.
“Do đó, có thể nói công cụ thị trường carbon hay tín chỉ carbon là đòn bẩy hữu hiệu để thực hiện mục tiêu trung hoà carbon và Net Zero”, ông Quân nhấn mạnh.
Tận dụng cơ hội
Theo dự báo, giá carbon trên thế giới có xu hướng tăng trong thời gian từ năm 2008 - 2030, đặc biệt một số quốc gia như Canada, Israel định giá carbon vào năm 2030 là hơn 100 USD/tấn.
Cố vấn của CEPVN nhận định, nguồn thu từ định giá carbon là tiềm năng. Thống kế cho thấy, nguồn thu tiềm năng từ quá trình định giá carbon trong trung hạn sẽ ở mức 1-2% GDP của quốc gia, đặc biệt doanh thu sẽ cao hơn ở những quốc gia có lượng phát thải lớn. Do đó, việc DN Việt Nam tận dụng cơ hội tham gia thị trường carbon là cần thiết.
Chia sẻ về tầm nhìn và tận dụng cơ hội của DN trong việc tham gia thị trường này, ông Quân đưa ra trường hợp của Tesla và VinFast.
Trong đó, Tesla - tập đoàn xe điện hàng đầu thế giới ngoài lĩnh vực xe điện, họ còn đầu tư vào các hoạt động liên quan đến dự án năng lượng. Theo thống kê từ 2015 - 2022, Tesla thu được một nguồn lợi rất lớn từ việc kinh doanh hạn ngạch tín chỉ carbon. Tổng số tiền tập đoàn thu được từ kinh doanh hạn ngạch dư thừa bán cho các đơn vị, tổ chức xe chạy xăng, chạy dầu trên đất Mỹ chiếm tới 18% - 20% tổng lợi nhuận của tập đoàn.
Tại Việt Nam cũng đã có những DN đang sẵn sàng chuyển đổi, đầu tư công nghệ, có những bước đi mới sẽ thấy cơ hội này.
Đơn cử, lấy dụ minh họa từ VinFast (thuộc Tập đoàn Vingroup). Doanh nghiệp này đang nghiên cứu các giải pháp để có thể đăng ký được dự án và phát hành tín chỉ carbon. Hiện hệ thống các dòng xe sử dụng động cơ điện của doanh nghiệp này đã có những hệ thống giám sát, đo đạc, tính toán được số km di chuyển xe bus của người tiêu dùng hay lượng xe bán được trên công-tơ-mét và được chuyển đổi thành lượng giảm phát thải CO2.
Từ lượng giảm phát thải ước tính này hoàn toàn có thể cân nhắc đăng ký được dự án liên quan đến tín chỉ carbon, sẵn sàng chia sẻ, trao đổi cho các tổ chức, DN không chỉ ở Việt Nam mà có thể với nhiều tổ chức, DN trên thế giới, từ đó DN sẽ có được nguồn thu rất lớn.
“Tham gia thị trường carbon là yêu cầu Việt Nam phải thực hiện, không còn là “cuộc chơi” nữa mà còn là sứ mệnh để thực hiện mục tiêu Net Zero. Tại COP 28 vừa qua, các quốc gia đã được thoả thuận khá tham vọng và mang tính lịch sử, đó là cắt giảm dần lượng nhiên liệu hoá thạch sử dụng”, ông Quân nhìn nhận.
Hiện tại, đối với thị trường carbon “bắt buộc”, Chính phủ Việt Nam đang khẩn trương xây dựng và hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon. Để vận hành được thí điểm thị trường carbon trong giai đoạn đầu sẽ cần phải thực hiện tốt công tác đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV), kiểm kê khí nhà kính từng cấp lĩnh vực và cho các cơ sở.
Cùng với đó là nghiên cứu, đánh giá và chọn lựa một số lĩnh vực, cơ sở sẽ tham gia thí điểm thị trường carbon trong giai đoạn đầu. Thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cũng như xây dựng các quy định chi tiết hành lang pháp lý liên quan về hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon…
“Các DN khi thực hiện các hoạt động đầu tư, trao đổi, mua bán tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện cũng cần phải tìm hiểu thông tin, trang bị các kiến thức cần thiết như tiêu chuẩn đăng ký, loại hình dự án, năm phát hành, quốc gia thực hiện dự án, tính bền vững theo mục tiêu SDG của dự án… để tìm được nguồn tín chỉ carbon phù hợp với mục đích sử dụng của mình”, chuyên gia khuyến nghị.
CEPVN nói riêng cùng Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nói chung cam kết sẽ đồng hành cùng các DN trong các hoạt động tìm kiếm cơ hội để thiết lập các dự án tạo tín chỉ carbon. Trung tâm có mạng lưới về các đối tác sẵn sàng chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ toàn diện cho DN trong các hoạt động đầu tư, thương mại, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT