Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại
Mới đây, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN&PTNT) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020(giai đoạn 2008 - 2018 ) và định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2040.
Phát triển ngànhsản xuất lớn,tăng trưởng nhanh
Tại hội thảo,ông Nguyễn Xuân Dương- quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh, chiến lược phát triển đã giúp ngành chăn nuôi củaViệt Nam thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn.
Cụ thể, năm 2018 sản lượng thịt các loạiđãđạttrên 5,3 triệu tấn, tương đương 220.000 – 230.000 tỷ đồng, riêng giá trị ngành hàng thịt lợn đã ngang bằng với ngành lúa gạo; trên 11,5 tỷ quả trứng, tương đương khoảng 23.000 tỷ đồng; trên 960.000 tấn sữa tươi nguyên liệu, tương đương với trên 12.000 tỷ đồng. Doanh số ngành thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp hàng năm đạt gần 20 triệu tấn, tương đương với trên 200.000 tỷ đồng…
Bên cạnh đó, chăn nuôi chuyển dịch nhanh theo hướng trang trại, công nghiệp chiếm trên 45% về quy mô và trên 60% về sản lượng. Ngành chăn nuôi cònthu hút khối lượng lớn nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển chăn nuôi, nhất là đầu tư nước ngoài. Ví dụ, hiện nay trong lĩnh vựcTACN đã thu hút hầu hết cácthương hiêụnổi tiếng của thế giới và các doanh nghiệp lớn trong nước đầu tư như: CP, Cargil, Deuheus, Guyomuch….
Lĩnh vực con giống và thuốc thú y cũng đang thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới vào Việt Nam. “Có thể nói trong nông nghiệp hiện nay, chăn nuôi là lĩnh vực thu hút đầu tư xã hội lớn nhất mà phần lớn đều do tư nhân đầu tư, nhất là lĩnh vực sản xuất TACN với trên 99% vốn đầu tư là của tư nhân” – ông Dương nhấn mạnh.
Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi luôn giữ mức cao trong nhiều năm qua, trung bình 5 - 6%/năm, góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu và bước đầu cho xuất khẩu: mật ong, lợn sữa, lợn thịt...
Ngoài ra, năng suất và chi phí sản xuất chăn nuôi được cải thiện đáng kể. Nếu xét tổng thể thì năng suất và chi phí chăn nuôi nước ta đang thuộc nhóm trung bình, nhưng nếu tính ở khu vực chăn nuôi trang trại, công nghiệp thì năng suất và chi phí chăn nuôi của Việt Nam ngang bằng các nước phát triển trong khu vực: Lợn nuôi trong 155 ngày đạt 100 kg, chi phí thức ăn 2,5 kg/kg tăng trọng; gà công nghiệp thời gian nuôi 42 ngày, khối lượng 2,5 kg, chi phí thức ăn 1,58 kg /kg tăng trọng…
Tuy nhiên, ông Dương cũngthừa nhận một số nội dung của chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 chưa thực sự phù hợp với thực tế, như:
Mục tiêu và định hướng phát triển chăn nuôi trong chiến lược chưa đánh giá hết được vai trò quan trọng của yếu tố thị trường đối với sự phát triển của ngành hàng thịt lợn và yếu tố đất đai dành cho không gian chăn thả với chăn nuôi trâu, bò thịt...
Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết gắn sản xuất, chế biến với kết nối thị trường đề cập chưa rõ, thiếu giải pháp chính sách thực hiện hiệu quả, nhất là với khâu kết nối thị trường đang còn rất yếu cả trong nước và xuất khẩu.
Sau 3 năm triển khai, mới có 43 tỉnh hoàn thành quy hoạch và sau 5 năm, mới có 58 tỉnh có quy hoạch. Một số tỉnh không có chính sách đặc thù hoặc thực hiện không đầy đủ các chính sách của Chính phủ trong đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi…
Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn về các thủ tục hành chính, nhất là vấn đề đất đai, đánh giá tác động môi trường...
Phát triểntheo hướng hiện đại, công nghiệp hóa
Để phát huy những kết quả đã đạt và khắc phục những tồn tại trong giai đoạn qua, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, giai đoạn 2020 – 2030, sẽ phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, công nghiệp hóa chăn nuôi trang trại và chuyên nghiệp hóa chăn nuôi nông hộ; gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh và thích ứng với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Song song đó,sẽ sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp, gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ với môi trường. Xã hội hóa hoạt động đầu tư phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trong đó Nhà nước xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển...
Dự thảo Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2040 đặt ra mục tiêu: Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 đạttrung bình 4 - 5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trung bình 3 - 4%/năm.
Góp ý tại hội thảo cho ngành chăn nuôi phát triển hơn ở giai đoạn tới,ông Trần Xuân Đông -Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y thuộc Sở NN&PTNT Quảng Ninh cho biết, quy hoạch chăn nuôi đi sau nên việc dành đất cho chăn nuôi rất khó khăn do trùng với các lĩnh vực khác. Ông Trần Xuân Đông đề nghị cơ quan chức năng sớm ban hành quy định “cứng hóa” về diện tích chăn nuôi chiếm bao nhiêu phần trăm trong phát triển nông nghiệp.
Đồng tình với quan điểm của ôngTrần Xuân Đông về quy hoạch đất chăn nuôi, bàHoàng Thị Tố Nga - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định cho biết, phát triển chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, vì vậy thời gian tới cần tập trung xử lý vấn đề môi trường.
Còn theo ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú ythuộc Sở NN&PTNT Hà Nội, Bộ NN&PTNT, Cục Chăn nuôi cần triển khai quyết liệt Luật Chăn nuôi thậtsựđi vào cuộc sống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 26/11: Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt lao dốc
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 26/11/2024: Thị trường miền Nam giảm nhẹ
Giảm phát thải carbon, bước đệm vào nền kinh tế xanh toàn cầu