Quảng Bình: Cải thiện điều kiện lao động để đưa thương hiệu vươn xa
Lạng Sơn: Xử phạt 4 hộ kinh doanh mặt hàng thiết yếu không niêm yết giá hoặc hết hạn sử dụng / Xử phạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế hơn 1,8 tỷ đồng
Ra đời từ năm 2013, HTX chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nguyên liệu, mua bán các sản phẩm mây tre và lâm sản. Khởi nghiệp với nhiều khó khăn và thử thách, HTX đã từng bước đáp ứng những đòi hỏi khắt khe về chuyên môn kỹ thuật, hệ thống hóa máy móc sản xuất, thị trường nguyên liệu và đầu ra ổn định cho sản phẩm...
Đào tạo nghề gắn với an toàn lao động
Ông Lê Viết Sơn, Giám đốc HTX cho biết: Để phát triển lâu dài, ngoài vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ, HTX phải tìm được đối tác và tạo được chuỗi liên kết bền vững; áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thực hiện tốt an toàn lao động (ATLĐ) gắn với bảo vệ môi trường.
Để sản phẩm bảo đảm về số lượng, chất lượng và đa dạng mẫu mã, đáp ứng nhu cầu thị trường, HTX mời nghệ nhân và thợ giỏi từ các làng nghề truyền thống có tiếng trong nước về tập huấn kỹ thuật sản xuất, chế biến nguyên liệu và nâng cao tay nghề đan xiên cho lao động; đồng thời chú trọng công tác bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động.
Lực lượng lao động nòng cốt của HTX chính là các học viên, những người nông dân đúng nghĩa chập chững tập làm thợ thủ công đan lát. "Bà con sẵn tính cần cù, chịu khó nhưng những tháng đầu tiên, sản phẩm làm ra chưa được bắt mắt, trong khi sản phẩm mây tre đan rất kén chọn khách hàng. Bởi vậy, thời gian đầu, HTX chỉ liên hệ với các cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ ở Hà Nội để cung cấp nguyên liệu thô đã qua gia công", ông Sơn chia sẻ.
Những lao động của HTX Mây tre đan Vân Sơn vốn chỉ quen tay cuốc, tay cày giờ đã trở thành những thợ thủ công lão luyện đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường. Những sản phẩm HTX nhập cho các đối tác dần dần được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, người lao động làm gia công cho HTX chủ yếu sản xuất kinh doanh tại hộ gia đình, máy móc, công cụ sản xuất rất đa dạng, từ tự động đến thủ công, lực lượng lao động trình độ cao còn ít, chủ yếu là truyền nghề, chưa có kiến thức cơ bản về ATLĐ. Vì thế, tại đây vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ mất ATLĐ và môi trường lao động chưa được bảo đảm.
HTX đã triển khai các hoạt động hướng dẫn, tập huấn cải thiện điều kiện lao động. Theo đó, HTX hướng dẫn cách nhận biết mối nguy hiểm, có hại; tự đề ra giải pháp phòng ngừa với chi phí thấp nhất, đơn giản và hiệu quả; cải thiện điều kiện làm việc.
Sản phẩm mây tre đan của HTX đã có mặt ở nhiều nước
Nhờ đó, người lao động nhận biết được các yếu tố nguy hại và rủi ro tiềm ẩn trong quá trình sản xuất và phương pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm; có phương án sắp đặt máy móc, công cụ phù hợp với điều kiện của từng hộ gia đình nhằm bảo đảm ATLĐ trong sản xuất.
Coi trọng nội quy, vận hành thiết bị
Nếu như trước đây, HTX không có nội quy làm việc và nội quy vận hành máy; tủ thuốc sơ cứu; bình chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, nội quy phòng chống cháy nổ; hình ảnh tuyên truyền về ATLĐ; không có biện pháp an toàn lò sấy, an toàn máy thiết bị… thì nay đã được trang bị bảng nội quy làm việc và nội quy vận hành máy, thiết bị phù hợp; trang bị tủ thuốc kèm một số loại thuốc thông dụng; trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Các thiết bị điện đã được nối đất để tránh giật điện, lắp aptomat, dán nhãn; kê lại vị trí máy, lò sấy, bộ phận truyền chuyển động được an toàn hơn…
Hiện, HTX đã tạo việc làm thường xuyên cho 35 lao động với mức thu nhập khoảng 3 triệu đồng/người/tháng và hàng trăm lao động đan xiên ở các làng nghề được liên kết đào tạo bài bản, đáp ứng với yêu cầu khi có đơn hàng.
Ngoài thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại nguyên liệu như: mây tắt, tấm lợp bằng thân cây vọt, ruột mây nước, những năm gần đây, HTX đã sản xuất, thu mua, tiêu thụ 10.850 sản phẩm mây tre đan tại thị trường trong và ngoài tỉnh; cho ra lò mỗi năm từ 3.500-5.000 sản phẩm. Giá mỗi sản phẩm từ 150.000-180.000 đồng với tổng doanh thu 1,86 tỷ đồng; trong đó chủ yếu là sản phẩm dùng làm quà lưu niệm.
Khi điều kiện lao động được bảo đảm và thị trường tiêu thụ rộng mở, HTX dự định sẽ tiếp tục sản xuất các sản phẩm từ mây - vốn là mặt hàng đang được các đại lý từ Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp… thu mua liên tục với số lượng lớn. HTX quyết tâm đưa sản phẩm đến với nhiều thị trường, mở rộng, phát triển hơn nữa để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lực lượng lao động thủ công trên địa bàn toàn tỉnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao
HTX thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề và trang bị kiến thức về ATLĐ cho các thành viên