Rủi ro 2 tỷ USD, hé lộ điều khoản khiến Bộ Tài chính lo sợ
Tỷ giá ngoại tệ ngày 1/9: Lo ngại chiến tranh thương mại, USD 'tụt dốc' / Nông dân Sa Đéc thuần hóa nhiều giống cây kiểng "độc, lạ"
Liên quan một số nội dung bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính cho hay: Hiện nay chưa có khuôn khổ pháp lý chung quy định về trách nhiệm, phạm vi bảo lãnh của Chính phủ đối với các dự án BOT.
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, việc thực hiện các hợp đồng thương mại là nghĩa vụ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN và Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - TKV với công ty BOT. Cho nên, các bên Việt Nam tham gia hợp đồng phải có trách nhiệm lựa chọn hình thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng phù hợp (ví dụ qua các định chế tài chính).
Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện theo hình thức BOT. |
“Chính phủ không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh này”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Đối với những dự án Chính phủ đã bảo lãnh một số nghĩa vụ của EVN, PVN và TKV, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương, EVN, PVN và TKV rà soát định kỳ “các rủi ro phát sinh” trong việc thực hiện cam kết của đối tác Việt Nam mà “có thể chuyển thành các nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ”.
Trường hợp “nghĩa vụ nợ dự phòng” phát sinh, Bộ Tài chính đề nghị căn cứ từng trường hợp cụ thể, Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trên cơ sở ý kiến của Quốc hội sẽ bố trí dự toán ngân sách để thực hiện.
Liên quan đến công thức thanh toán khi chấm dứt sớm dự án, Bộ Tài chính nhắc lại những văn bản trước đó mà Bộ này đã đề nghị Thủ tướng xem xét “bỏ nội dung công thức thanh toán chấm dứt sớm theo hợp đồng BOT các dự án nhiệt điện”.
Bộ Tài chính đã thể hiện quan điểm này khi có ý kiến với dự án Vũng Áng 2 và Vĩnh Tân 3.
Lý do được Bộ Tài chính cảnh báo là: Rất rủi ro cho Chính phủ khi Chính phủ phải thanh toán trên 2 tỷ USD/dự án trong trường hợp dự án chấm dứt ngay sau ngày vận hành thương mại.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay trong kế hoạch trung hạn về dự toán ngân sách nhà nước, chưa tính đến nghĩa vụ nợ tiềm tàng có thể chuyển thành “nghĩa vụ nợ dự phòng này của Chính phủ”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết