Siết chặt quản lý cho vay lại cho chính quyền địa phương
Dư địa nào để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển? / Tháng 10/2019, sữa Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc
Nguồn vốn này chỉ dành cho các dự án đầu tư phát triển, chứ không dành cho các khoản chi hành chính sự nghiệp như trước. Thông tin được đưa ra tại hội thảo về quản lý cho vay lại cho chính quyền địa phương, được Bộ Tài chính tổ chức sáng 21/6.
Tùy thuộc vào tình hình thu ngân sách, các địa phương sẽ được cho vay lại với tỷ lệ từ 30 - 100% nguồn vốn; nghĩa là địa phương nào có tình hình ngân sách tốt, có khả năng trả nợ sẽ có thể được vay nhiều hơn.

Ảnh minh họa.
Ngoài ra, nguồn vốn cho vay lại cũng chỉ được ưu tiên cho các dự án nằm trong kế hoạch đầu tư trung hạn. Trước mắt, các dự án chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sẽ được ưu tiên vay lại từ nguồn vốn của các tổ chức quốc tế.
Để tăng hiệu quả quản lý nợ vay, Một số địa phương đề xuất cần có các phần mềm hỗ trợ quản lý vốn vay và trả nợ thông nhất trên toàn quốc để hạn chế tình trạng chậm trả nợ gốc và lãi vay. Theo ước tính, tổng hạn mức bội chi ngân sách địa phương năm 2020 khoảng 13.500 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Tham vọng doanh thu cao kỷ lục, các dự án Sunshine Group đang chạy đua với thời gian ra sao?
Hỗ trợ người tiêu dùng dịp cao điểm mùa hè
3 'sếp' công nghệ là uỷ viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng
Doanh nghiệp công nghệ tài chính mở rộng dịch vụ tài chính số
FRT sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%

DNP Holding tiết lộ trụ cột tăng trưởng trong năm 2025