Siêu thị bán hàng không lợi nhuận nhằm chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ phía Bắc
Giá vàng ngày 21/9/2024: Giá vàng thế giới lập kỷ lục mới / Doanh nghiệp vừa và lớn cần thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt nền kinh tế
Với tinh thần "nhường cơm sẻ áo", Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đãtriển khai chương trình "Hàng hóa không lợi nhuận dành cho bà con, các tổ chức cứu trợ vùng lũ". Cụ thể, đơn vị chuẩn bịsẵn các phần đồ ăn nhanh đủ dinh dưỡng và túi chăm sóc cá nhân dành riêng cho nam, nữ với giá dao động chỉ 30.000 - 100.000 đồng/phần, bao gồm: nước tinh khiết, sữa, xúc xích, bánh gạo, bàn chải và kem đánh răng, vật dụng cá nhân… Đây làgiá vốn doanh nghiệp bán dành cho người dân, lực lượng cứu hộ, các đơn vị từ thiện vùng bão, lũ.
Ông Vũ Anh Khoa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op cho biết, để hỗ trợ các tỉnh, thành bị ảnh hưởng và thiệt hại do bãolũ, đơn vị đã tăng cường nguồn hàng hóa thiết yếu, nhất là lương thực, thực phẩm, raucủ quả, hàng tiêu dùng với giá bình ổn tốt nhất, thậm chí dưới giá vốn và phảiđảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
"Đối với các địa phương bị cô lập, đơn vị hỗ trợchính quyền vận chuyển hàng hóa lên các vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn theo yêu cầu,không để hụt hàng hóa hoặc giá tăng. Ngoài ra, để chia sẻ với đồng bào, đơn vị còn phát động ủng hộ kinh phí ủng hộ bà con nhân dân vùng bão, lũ. Cụ thể, đơn vịđã trao 1.000 phần quà cho những hoàn cảnh khó khăn tại Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Phòng", ông Vũ Anh Khoa cho biết thêm.
Tương tự, đại diện Công ty CP Tập đoàn KIDO cũng cho biết, đơn vịđã triển khai chương trình mua 2 tặng 1 các sản phẩm bất kỳdành cho các đoàn thiện nguyện khi mua sản phẩm để cứu trợ đồng bào vùng lũ. Chương trình dự kiến kéo dài đến hết tháng 9. Ngoài ra, đơn vị còntrao hàng chục ngàn cái bánh bao, hàng ngàn thùng bánh tươi và bánh quycho người dân vùng lũ phía Bắc. Tổng trị giá ủng hộ, chia sẻ với người dân vùng lũ làhơn 1 tỷđồng.
Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) cũng đã thực hiện chính sáchgiảm giá 5- 20% cho các tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sản phẩm để hỗ trợ đồng bào miền Bắc. Theo ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc Vissan, để chia sẻ với bà con vùng lũ, đơn vịcòn ủng hộ gần 500 triệu đồng, bao gồm cả hiện vật và hiện kim.
Ngoài việchỗ trợ giá bán hàng, từ ngày 11/9 đến nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm tại TP Hồ Chí Minh cũngđã liên tục tổ chức các hoạt động trao tặng sữa, bánh, nước, mì gói, các loại thực phẩm chế biến sẵn… cho các tỉnh, thành bị ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi.Cụ thể, Công ty Vinamilk đãhỗ trợ gần 3 tỷđồng, tương đương hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa tươi, sữa hạt, sữa đặc, nước uống cho người dân, trẻ em tại vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc; Tập đoàn Central Retail Việt Namhỗ trợ 10.000 suất hàng (mỗi suất gồm 1 thùng mì, 1 thùng nước uống tinh khiết) cho các gia đình bị thiệt hại do mưa bão, với tổng chi phí khoảng 1,25 tỷđồng...
Những ngày qua, chuỗi cung ứng hàng hóa của các hệ thống phân phối lớn như Saigon Co.op, Central Retail, MM Mega Market, Wincommerce… đã tập trung nguồn lực để tiếp ứng hàng hóa cho các tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão số 3và mưa lũ sau bão.Theo đó, hệ thống siêu thị GO!, Big C đã tăng 100% sản lượng cung ứng rau củ các loại so với ngày thường. Trung bình mỗi chuyến xe từ Đà Lạt giao cho miền Trung và miền Bắc là 40 tấn/chuyến, nay tăng lên 75 - 80 tấn/chuyến.
Tính đến nay, Central Retail Việt Nam (chủ hệ thống siêu thị GO!, Big C) đã vận chuyển hàng chụcchuyến hàng đến các siêu thị GO!, Big C miền Bắc, với khoảng 300tấn rau củ quả. Các chương trình khuyến mãi đểcó giá tốt vẫn được hệ thống siêu thị nàyáp dụng để chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ lụt.
Tươngtự, hệ thống MM Mega Market cũng đang tăng dự trữ nguồn hàng thực phẩm, bảo đảm có đủ nguồn hàng tươi sống như rau củ quả, thịt lợn… đi khắp các tỉnh, thành miền núi phía Bắc. Đại diện hệ thốngMM Mega Market cho biết, từ lâu, đơn vịđã tập trung mạnh vào việc xây dựng chuỗi cung ứng khép kín và được củng cố mạnh mẽ bởi 5 trạm thu mua -cung ứng hàng hóa, 2 kho trữ hàng lớn tại Bình Dương, cùng 6 kho giao hàng B2B (Depot)từ ở miền Trung trở ra Bắc như Phan Thiết, Đồng Hới, Thanh Hóa, Sapa… Nhờ vậy,trữ lượng hàng hóa có khả năng cung ứng lên đến 1 tháng cho miền Bắc. Ngoài ra, đơn vị còn có hệ thống xe tải nhỏ giao hàng tại các Depot có khả năng vận chuyển hàng hóa đến các khu vực lân cận.
Là ngành hàng thực phẩm thiết yếu đang ngày đêm tăng nguồn cung cho người dân các tỉnh phía Bắc, ông Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Việt Nam cho biết,mỗi ngày CP cung cấp ra thị trường cả nước hơn 18.000 con lợnvà 600.000 - 700.000 con gà. Vì vậy, nguồn cungthực phẩmvẫn được công ty cung cấpổn định, dùcó ảnh hưởng dothiên tai.
Tương tự, ông Nguyễn Ngọc An cũng cho biết, hiện naynguồn cung hàng hóacho thị trường phía Bắc không thiếu. Nhà máy sản xuất của Vissan tại Bắc Ninh luôn sẵn sàng tăng ca, trong khi chi nhánh tại Hà Nội quản lý hơn 110 nhà phân phối ở các tỉnh, thành đang hoạt động ổn định. Mặt khác, công ty duy trì chính sách sản xuất với lượng tồn kho đủ cung ứng trong 10 - 20 ngày liên tiếp để đảm bảo mua sắm của người dân vùng lũ. Vì vậy, người dân các tỉnh phía Bắc yên tâm hàng hóa sẽ được cung ứng liên tục dù nhu cầu mua sắmtăng cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Lý do Obagi thu hồi một số sản phẩm
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước