Sử dụng sản phẩm của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng còn thấp
TP.HCM - Điểm đến của các nhà đầu tư Nhật Bản / Giá cà phê kỳ hạn tháng 7 trên sàn ICE hồi phục
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của khu vực FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam qua 30 năm thu hút FDI trong việc nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động… Bên cạnh những kết quả thu được, đóng góp của nguồn lực FDI cũng có những hạn chế nhất định.
Hơn 10 năm đầu tư hoạt động tại TP.HCM, Công ty sản xuất các loại máy mã vạch Datalogic Việt Nam (Italy) đã nỗ lực tìm kiếm nhà cung cấp các linh phụ kiện của Việt Nam để giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ khoảng 10% linh, phụ kiện của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được sử dụng.
Ảnh minh họa.
Không chỉ có Datalogic Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại TP.HCM cũng sử dụng rất ít linh kiện của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Theo các chuyên gia, ngoài sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam, còn có những nguyên nhân khác, trong đó nguyên nhân chính là do chưa có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tư nước ngoài nên họ không sẵn lòng chuyển giao công nghệ.
Theo các chuyên gia, để tận dụng nguồn lực FDI, Việt Nam phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, đồng thời thiết kế lại các chính sách ưu đãi đầu tư. Theo đó, các chính sách ưu đãi đầu tư không chỉ dựa vào yếu tố đầu vào như: quy mô, số vốn của dự án mà còn phải dựa vào yếu tố đầu ra như: nhà đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho người lao động, giá trị xuất khẩu như thế nào, sử dụng bao nhiêu doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn