Thị trường

Sửa Luật giá: Cần bịt lỗ hổng pháp lý, làm cơ sở để xác định giá

Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc sửa Luật giá lần này cần bịt những lỗ hổng, khoảng trống pháp lý, làm cơ sở cho việc xác định giá và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Đà Nẵng: Bảo đảm an ninh, an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm / Khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE

Đánh giá cao việc dự ánLuật giá(sửa đổi) đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp năm ngoái, các đại biểu cho rằng, các quy định về hội đồng thẩm định giá cần được cụ thể hóa hơn nữa.

"Bộ Tài chính phải tham gia sâu vào Hội đồng và định giá tất cả những tài sản, đặc biệt là giá dịch vụ hiện nay rất cần thiết. Giá liên quan mật thiết tới đời sống, sinh hoạt của người dân rất lớn, giá lên xuống như thế nào, định giá ra sao cho phù hợp, như vậy sẽ hạn chế tình trạng lợi ích nhóm và tình trạng tiêu cực về giá của một số bộ chuyên ngành", ông Phạm Văn Hòa, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, nêu quan điểm.

"Chúng tôi đề nghị tất cả các thành viên Hội đồng thẩm định giá đều phải có chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể thuê bên ngoài như trong quy định của dự thảo luật. Tránh trường hợp trong Hội đồng thẩm định giá có những thành viên không có chuyên môn, nhưng lại phải chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định giá. Quy định như vậy cũng nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng thẩm định giá", ông Nguyễn Tuấn Thịnh, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đề xuất.

Sửa Luật giá: Cần bịt lỗ hổng pháp lý, làm cơ sở để xác định giá - Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: TTXVN)

Theo các đại biểu, trách nhiệm của thẩm định viên cũng cần phải được quy định cao hơn khi sửa đổi luật lần này.

"Bắt buộc phải có báo cáo chứ không phải vì theo yêu cầu, tức là phải báo cáo về kết quả thẩm định giá. Có như vậy, chúng ta thấy rằng có một hậu kiểm rất rõ ràng trong việc chống lại quy định cho nguyên tắc độc lập về thẩm định giá mà có khi không cẩn thận thì thẩm định viên đó sẽ bắt tay với nhà thầu để cuối cùng thao túng giá", ông Nguyễn Minh Đức, Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, nêu ý kiến.

Tại phiên thảo luận, đồng ý với việc duy trì quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhưng một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định rõ hơn cơ chế vận hành, quản lý để công khai, minh bạch và hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Sáng nay (6/4), các đại biểu cũng đã thảo luận về Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm