Sức mua 8 tháng tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3,2 triệu tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,03% (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,98%), điều này thể hiện nhu cầu tiêu dùng trong dân tăng.
Nông dân Ninh Thuận “trúng đậm” mùa hành tím / Giá vàng ngày 30/8: Trung Quốc chơi “rắn”, giá vàng giảm mạnh
Ảnh minh họa.
Cơ quan thống kê phân tích: Mức tăng năm nay thấp hơn mức tăng của 8 tháng năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng 8 tháng của các năm giai đoạn 2015-2017. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng các năm 2015-2019 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 10,9%; 9,9%; 10,4%; 12,1%; 11,5%.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng đạt hơn 2,4 triệu tỷ đồng, chiếm 76% tổng mức và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, ngành hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 13,6%; lương thực, thực phẩm tăng 13,6%; may mặc tăng 10,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 10,9%; phương tiện đi lại tăng 8,5%.
Một số địa phương có mức tăng khá là: Quảng Ninh tăng 19,5%; Bình Dương tăng 17,5%; Thanh Hóa tăng 15%; Hải Phòng tăng 14,7%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng năm nay ước tính đạt 385,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng mức và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Bình Định tăng 19%; Hải Phòng tăng 17,2%; Quảng Bình tăng 16,2%...
Doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng ước tính đạt 29,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Bình Định tăng 18,6%; Thanh Hóa tăng 14,9%; Khánh Hòa tăng 14,5%; TPHCM tăng 12,5%...
Doanh thu dịch vụ khác 8 tháng ước tính đạt 355,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,1% tổng mức và tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó doanh thu của Bình Định tăng 16,9%; Cần Thơ tăng 12%; Đà Nẵng tăng 10,3%...
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt 414,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 313,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1% và tăng 13,3%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 49 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% và tăng 9,8%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, giảm 1,2% và tăng 8,7%; doanh thu dịch vụ khác đạt 48 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% và tăng 9,2%.
Theo Anh Minh/Báo Chính phủ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn
Cột tin quảng cáo