Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt 7%
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới / Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Ảnh minh họa.
Các chính sách tiền tệ và tài khóa thích ứng giúp nền kinh tế phục hồi từ giữa quý III/2023. Việt Nam đang là một trong những nước tăng trưởng cao nhất thế giới với các động lực chính đến từ xuất khẩu mạnh sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng đều qua các quý. Đoàn giám sát của IMF khuyến nghị trong bối cảnh quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn, điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ rủi ro lạm phát, biến động về tỷ giá và tăng trưởng tín dụng.
"Quan trọng nhất trong trung hạn là đảm bảo sức khoẻ của hệ thống ngân hàng. Một là đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tín dụng trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng có dấu hiệu tăng nhanh như hiện nay. Hai là hệ thống ngân hàng cũng đủ năng lực để sẵn sàng phản ứng trước những rủi ro như nợ xấu, làm thế nào để xử lý hiệu quả.
Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về nỗ lực đa dạng hoá thị trường vốn tại Việt Nam, đảm bảo minh bạch, hiệu quả, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia", ông Paulo Medas - Trưởng đoàn tham vấn và giám sát kinh tế vĩ mô Việt Nam, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Lãnh đạo Chính phủ sắp sang Mỹ trao đổi về thuế đối ứng
Giá vàng ngày 5/4/2025: Tiếp tục lao dốc
Mạng di động FPT ra mắt gói cước y tế
Chủ tịch tỉnh Bình Định: Doanh nghiệp xuất khẩu ‘không nên bỏ trứng vào một giỏ’
Giá nông sản ngày 5/4/2025: Cà phê và hồ tiêu đồng loạt giảm sâu

Giá heo hơi ngày 5/4/2025: Miền Nam tiếp tục lao dốc, miền Bắc khởi sắc nhẹ