Tăng trưởng tín dụng chậm: Vì đâu nên nỗi?
Mua quạt điều hòa ngày nắng nóng - “Ôm cục tức” vì quá ồn và không mát như quảng cáo / Quảng Ngãi: Mạnh dạn phát triển những vật nuôi mới, mỗi tháng “bỏ túi” hàng chục triệu đồng
Để gỡ khó cho các doanh nghiệp sau dịch Covid-19, hơn 1 tháng qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức hàng chục hội nghị kết nối ngân hàng và doanh nghiệp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5, tăng trưởng tín dụng “giậm chân tại chỗ”. Vậy đâu là nguyên nhân?.
Ngân hàng rầm rộ “ra quân”, tín dụng vẫn tắc
Sau hàng loạt động thái giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19, ngành ngân hàng rầm rộ “ra quân” để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, thế nhưng cầu tín dụng vẫn rất yếu.
Theo số liệu của NHNN, đến ngày 29/5/2020, tín dụng chỉ tăng 1,96% so với cuối năm 2019. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng tín dụng năm nay thấp hơn nhiều (5 tháng đầu năm 2019 tăng 5,74%), và còn cách rất xa so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 14%.
Đáng lưu ý, mức tăng trưởng này diễn ra sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế bước vào giai đoạn bình thường mới.
Tại các cuộc hội nghị kết nối ngân hàng và doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng dù NHNN ban hành nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp, song hiện nay lãi suất vẫn còn rất cao so với khó khăn họ đang phải đối diện. Bên cạnh đó các thủ tục, hồ sơ xét duyệt vay vốn chưa phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp muốn vay vốn nhưng chưa “với tới”.
Số liệu thống kê của NHNN cho thấy, tại nhiều tỉnh thành dư nợ tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ. Chẳng hạn, tỉnh Bình Phước đến cuối tháng 5/2020 ước đạt 76.000 tỷ đồng, đứng thứ 5/6 tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ, tăng 6,17% so với cuối 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,88%).
Ông Bùi Gia Nên, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước cho rằng việc hỗ trợ doanh nghiệp tồn tại, duy trì sản xuất là việc làm đòi hỏi có được sự đồng hành, sẻ chia, tình cảm của ngân hàng. Ngoài việc giãn các khoản nợ sẽ có thêm những cơ cấu khoản vay mới cho doanh nghiệp để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất.
“Trên thế giới hiện nay bước vào giai đoạn đầu của giảm phát mong phía ngân hàng có những chủ trương kịp thời tạo chính sách huy động lãi suất ở ngưỡng thấp để cấp mới cho doanh nghiệp với lãi suất thấp hơn lãi suất hiện nay”, ông Nên cho hay.
Đại diện Hiệp hội này cho rằng nếu giữ nguyên lãi suất như hiện nay doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn gây nên hiện tượng phá sản hàng loạt đồng thời ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.
Đồng tình, đại diện Công ty Hoàng Sơn – chuyên xuất khẩu nông sản cho rằng doanh nghiệp đang gặp khó khăn do quy định các doanh nghiệp vay ngoại tệ phải có khoản USD xuất khẩu tương ứng, nhưng kể cả khi doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện cũng không tiếp cận được nguồn vốn vay USD giá rẻ.
“Doanh nghiệp khó khăn nên đề nghị NHNN cho vay lãi suất USD 3,8-4,8%, cùng với đó có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp bằng cách giảm lãi vay cho doanh nghiệp”, vị này cho hay.
Cần linh hoạt hơn
Từ những kiến nghị của các doanh nghiệp có thể thấy, tín dụng tăng trưởng thấp không phải do cầu yếu, mà là do doanh nghiệp chưa đáp ứng được quy định của ngân hàng và lãi suất còn cao khiến doanh nghiệp không dám vay vốn.
Về kiến nghị hạ tiêu chuẩn cho vay, trong các cuộc hội nghị, đối thoại gần đây, lãnh đạo NHNN đều nêu rõ quan điểm: Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp nhưng không được hạ tiêu chuẩn cho vay, tránh hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế.
“Việc hỗ trợ tín dụng là cần thiết nhưng phải duy trì điều kiện, tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn không chỉ cho giai đoạn này mà cho nhiều năm tới đây, hệ thống ngân hàng có an toàn, lành mạnh thì mới đảm bảo hỗ trợ cho nền kinh tế”, Thống đốc nhấn mạnh”, Thống đốc nhấn mạnh.
Về kiến nghị hạ lãi suất cho vay, bản thân các ngân hàng thương mại cũng khẳng định, ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc tìm vốn giá rẻ. Hiện nay vốn huy động chủ yếu từ dân cư với lãi suất trung và dài hạn trung bình từ 6-8%/năm. Vì vậy, khó để ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay xuống mức từ 5-7% như kiến nghị của nhiều doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới, bên cạnh chính sách hỗ trợ về tiền tệ, cần song hành cùng chính sách tài khóa, thương mại, kích cầu và thúc đẩy đầu tư công… để cùng tạo nguồn lực cộng hưởng và lan tỏa hỗ trợ hướng phục hồi.
Khi phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại và mở rộng, cầu tín dụng từ doanh nghiệp có thêm cơ sở để gia tăng.
Thực tế, sau khi tiếp xúc với doanh nghiệp qua chương trình kết nối tại 14 tỉnh thành nói trên (những địa bàn có dư nợ lớn), chính NHNN nhận thấy cần phải tiếp tục linh hoạt thêm ở chính sách hỗ trợ.
Theo đó, nhiều khả năng NHNN sẽ sớm có quyết định mở rộng phạm vi hỗ trợ doanh nghiệp ở Thông tư 01. Phạm vi ở đây có liên hệ chặt với nhu cầu vay vốn mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao
Các ngân hàng đang nỗ lưc để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19 (Ảnh minh hoạ: Internet)