Thái Bình: Sản xuất an toàn, nâng cao giá trị lúa nếp làng Keo
Nuôi con nhìn ghê, trồng cây đẹp phát mê, thu cả trăm triệu / Cà Mau: Liều trồng cây củ cay, 1 công thu 4 tấn, 1ha có 300 triệu
Hiệu quả kinh tế
Trước đây, lúa nếp bể chỉ được gieo trồng trên những cánh đồng làng Keo, tuy nhiên, những năm gần đây, với hiệu quả kinh tế cao, giống lúa này được triển khai rộng khắp trên địa bàn xã Duy Nhất.
Hiện, toàn xã Duy Nhất đang có trên 150 ha trồng lúa nếp bể theo hướng an toàn, trong đó, 80% diện tích được phát triển bởi các hộ thành viên và nông dân liên kết của HTX nông nghiệp Hành Dũng Nghĩa.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh – Giám đốc HTX, cho biết: “Với kinh nghiệm canh tác lâu đời, cùng sự nhanh nhạy trong ứng dụng kỹ thuật mới, chú trọng sản xuất an toàn, các mô hình trồng lúa nếp bể trên địa bàn đang cho hiệu quả kinh tế cao, đồng thời, đảm bảo các tiêu chí về an toàn lao động (ATLĐ)”.
Cụ thể, lúa nếp bệt cho năng suất bình quân 1,6 – 1,8 tạ/sào, tương đương với các giống lúa tẻ hàng đầu hiện nay. Với hất lượng vượt trội, giá trị dinh dưỡng cao, sản phẩm đang rất được thị trường ưa chuộng, giá bán bình quân 1,2 – 1,8 triệu đồng/tạ. Năm 2019, giá lúa nếp bể tại xã đạt bình quân 1,5 triệu đồng/tạ.
Gắn bó nhiều năm với cây lúa nếp bể, bà Đặng Thị Vương (thôn Dũng Nghĩa) chia sẻ: “Nếp bể mỗi năm chỉ có một vụ, kéo dài hơn lúa thường 2 – 3 tháng. Trồng lúa nếp đòi hỏi kỹ thuật cao, tuân thủ nghiêm ngặt sản xuất an toàn, nếu không sẽ cho năng suất thấp”.
Theo bà Vương, lúa nếp bể cho hiệu quả kinh tế cao gấp 1,7 – 2 lần lúa thường. Năm 2019, bên cạnh bán lúa hạt, nhà bà Vương bán thêm cả rơm, tổng thu nhập từ 3 mẫu trồng lúa của gia đình đạt trên 50 triệu đồng.
“Không chỉ cho lợi ích cao về kinh tế, trồng lúa an toàn giúp chúng tôi đảm bảo quy định về ATLĐ, giảm công lao động. Nếu trước đây trồng lúa vất vả, thì nay, nhờ cơ giới hóa gắn với ATLĐ, việc canh tác dễ dàng hơn, hiệu quả hơn rất nhiều”, bà Vương phấn khởi nói.
Các mô hình được chú trọng phát triển theo hướng hiện đại gắn với ATLĐ
Sản xuất lớn, chú trọng ATLĐ
Bên cạnh bán lúa thương phẩm, các sản phẩm rơm, dạ… sản phẩm lúa nếp bể đang giúp gần 70 hộ dân trên địa bàn xã Duy Nhất phát triển nghề nấu rượu nếp, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Ông Đặng Hồng Kha – Chủ tịch UBND xã Duy Nhất, cho hay: “Để tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình trồng lúa nếp, xã đang đẩy mạnh phát triển mô hình theo hướng hàng hóa gắn với ATLĐ, nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người dân”.
Trong những năm qua, xã đã phối hợ với HTX nông nghiệp Hành Dũng Nghĩa tổ chức nhiều buổi tập huấn nâng cao kỹ thuật canh tác, kiến thức về sản xuất an toàn, ATLĐ cho các hộ sản xuất lúa.
Các buổi trình diễn sử dụng máy móc cũng được thường xuyên tổ chức nhằm trang bị kỹ năng, nâng cao ý thức về ATLĐ cho thành viên HTX, người nông dân trên địa bàn trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị, từ đó, giảm thiểu rủi ro về tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
Cùng với chú trọng sản xuất an toàn, ATLĐ, xã Dũng Nghĩa cũng đang chủ động mở rộng vùng trồng lúa, hình thành các canh đồng mẫu lớn. Những năm gần đây, xã tích cực vận động người dân mở rộng diện tích lúa nếp bể tại các khu đất trũng nhưng có tiềm năng, thích hợp.
“Thời gian tới, xã rất mong nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các cấp trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng, có chương trình bảo tồn giống nếp bể đặc sản, hỗ trợ chuyển giao khoa học – kỹ thuật, quy trình sản xuất an toàn, ATLĐ,… giúp các mô hình sản xuất lúa nếp bể nâng cao giá trị kinh tế”, ông Đặng Hồng Khoa nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Lúa nếp bể truyền thống đang cho hiệu quả cao