Thành viên của tổ hợp tác có thể là pháp nhân
Theo đó, tổ hợp tác do từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng góp tài sản, công sức để làm những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm.
(Hiện hành theo quy định tại Nghị định 151/2007/NĐ-CP tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác của từ 03 cá nhân trở lên, không có đối tượng pháp nhân như quy định mới).
Tổ chức trở thành thành viên tổ hợp tác khi đáp ứng các điều kiện sau: Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác; Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác; Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác; Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
Nghị định 77/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 151/2007/NĐ-CP và chính thức có hiệu lực từ ngày 25/11/2019.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Giá heo hơi ngày 17/7/2025: Giảm nhẹ trên cả nước
Tổng thống Mỹ xem xét khả năng sa thải Chủ tịch Fed, giá vàng quốc tế bật tăng
Xăng giảm giá
Tư duy cũ cản trở đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp tuần hoàn
Tỷ giá ngoại tệ ngày 17/7/2025: USD tăng nhẹ

Giá nông sản ngày 17/7/2025: Cà phê lao dốc đột ngột