Thị trường tài chính phản ứng thế nào sau quyết định tăng lãi suất đêm qua của Fed?
Kinh tế Đông Nam Á năm 2022 tiếp tục thấp hơn 10% so với kịch bản không COVID-19 / Hướng dẫn mới giúp doanh nghiệp xuất khẩu hàng thực phẩm vào Trung Quốc
Ảnh minh họa
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt của Mỹ - đã tăng 3% kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga - Ukraine vào ngày 24 tháng 2, và tăng 10% kể từ tháng 5 bởi nhà đầu tư kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) sẽ có phản ứng mạnh mẽ với lạm phát. Tuy nhiên, USD đã quay đầu giảm 0,6% vào thứ Tư (16/3) khi các nhà giao dịch phân tích các tuyên bố mà Fed đưa ra cuộc họp diễn ra trong hai ngày.
Erik Bregar của Silver Gold Bull Inc cho biết: "Không có thêm bất ngờ nào nữa về sự ‘diều hâu’, đồng thời cho biết thêm rằng các nhà giao dịch dường như đã kỳ vọng quá nhiều từ Fed.
Đồng đô la mất giá so với đồng euro và bảng Anh trong phiên vừa qua, khi cả hai đồng tiền này đều tăng giá trong ngày trước đó với hy vọng Nga và Ukraine đạt được một thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Kết thúc phiên 16/3, đồng euro EUR và đồng bảng Anh đều tăng 0,7%, theo đó đồng euro ở mức 1,1032 đô la.
Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) đã quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên trong hơn 3 năm, thêm 0,25% hay 25 điểm cơ bản. Theo đó, lãi suất hiện tại đang ở phạm vi 0,25 - 0,5% và nâng chi phí tài chính của một số hình thức đi vay tăng lên, ví dụ như vay tiêu dùng và tín dụng. Các quan chức Fed cho biết, việc nâng lãi suất cũng đi kèm với kết quả là tăng trưởng kinh tế sẽ giảm tốc trong năm nay, nhưng là một động thái cần thiết nhằm ứng phó với tình trạng lạm phát tăng nóng.
FOMC cũng đưa ra tín hiệu về lộ trình 6 lần nâng lãi suất trong năm nay và mức tăng đồng thuận đến cuối năm sẽ là 1,9%. Con số cao hơn so với ước tính của cơ quan này vào tháng 12. FOMC dự kiến sẽ thực hiện 3 lần nâng lãi suất nữa vào năm 2023 và không tiếp tục vào năm sau đó.
Các ý kiến về động thái của Fed có chút chia rẽ. Trong khi phần lớn nhà phân tích và nhà đầu tư hơi thất vọng vì đã từng kỳ vọng Fed sẽ đưa ra thêm nhiều thông tin nữa, thì các nhà chiến lược của công ty Wells Fargo Securities gọi những bình luận của Fed là "rất diều hâu", trong một lưu ý cho khách hàng và nói rằng điều đó sẽ tốt cho đồng đô la trong tương lai.
Họ nói rằng sự sụt giảm của chỉ số đô la là đáng ngạc nhiên và có thể phản ánh sự thất vọng rằng lời hùng biện của Fed đã không ‘diều hâu’ hơn.
Fed đã dự kiến mức tăng lãi suất tại mỗi cuộc họp trong số sáu cuộc họp chính sách còn lại trong năm nay nhưng điều đó cũng phù hợp với kỳ vọng của thị trường về lãi suất.
Ngân hàng Trung ương Anh sẽ họp vào thứ Năm (17/3) và các thị trường cũng dự kiến thể chế này sẽ tăng lãi suất thêm một phần tư nữa.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự kiến vào thứ Sáu (18/3) và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì chính sách cực kỳ lỏng lẻo.
Đồng đô la tăng 0,4% so với yên Nhật trong phiên vừa qua, chạm 119,13 JPY, mức cao nhất trong vòng hơn 2 năm.
Đồng đô la Austalia, nhạy cảm với hàng hóa, tăng 1,3% lên 0,7288 đô la.
Tỷ giá hối đoái quốc tế.
Các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall và lợi suất kho bạc Mỹ đồng loạt tăng điểm trong phiên này bởi các động thái của Fed đều nằm trong dự tính của nhà đầu tư chứng khoán.
Ryan Detrick, chiến lược gia thị trường của LPL Financial ở Bắc Carolina, cho biết: "Fed đã không làm rung chuyển con thuyền. Họ đã tăng lãi suất như mong đợi, họ đã hạ dự báo GDP trong năm nay và nâng cao kỳ vọng lạm phát nhưng không có điều bất ngờ nào khác".
Sau khi Fed công bố quyết định tăng lãi suất của mình, lợi tức trên trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vọt lên 2,246%, cao nhất kể từ tháng 5 năm 2019, trước khi giảm xuống 2,192%, đạt 2,2% và lợi tức kỳ hạn hai năm tăng lên 2,002%.
Tại Phố Wall, chỉ số Dow, S&P 500 điểm chuẩn và Nasdaq đều đóng cửa ở mức cao hơn sau khi giao dịch không ổn định vì theo dói các động thái của ngân hàng trung ương. Mức tăng này được thúc đẩy bởi các cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ, tài chính và tiêu dùng.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,55% lên 34.063,1, S&P 500 tăng 2,24% lên 4.357,86 và Nasdaq Composite tăng 3,77% lên 13.436,55.
Chứng khoán châu Âu đóng cửa ở mức cao nhất trong hơn hai tuần khi cuộc đàm phán mới về thỏa hiệp trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy tâm lý thị trường cũng như Trung Quốc hứa sẽ tung ra nhiều kích thích kinh tế hơn nữa. Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 3,06%, trong khi thước đo chứng khoán trên toàn cầu của MSCI tăng 2,76%.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin tăng 5% trong phiên này, lên 41.186 đô la.
Giá Bitcoin trong 24 giờ qua.
Giá vàng chỉ dao động nhẹ do nhà đầu tư vàng cũng không bất ngờ về quyết định của Fed.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.920,45 USD/ounce; giá vàng kỳ hạn tháng 4 giảm 1,1% xuống 1.908,40 USD.
Tai Wong, một nhà kinh doanh kim loại độc lập ở New York, cho biết: "Vàng đang được giữ vững vì đợt giảm giá mạnh gần đây có thể đã đi đúng hướng. Tôi kỳ vọng giá vàng sẽ giao dịch trong khoảng 1.880 - 1.960 USD trong thời gian tới".
Tham khảo: Coindesk, Refinitiv
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ