Thương mại điện tử tại Việt Nam: Sao để tin nhau?
Doanh nghiệp gạo được tháo “gông” nhưng xuất khẩu vẫn giảm hai con số / Philipines mời thầu quốc tế 500.000 tấn gạo trắng 25% tấm
Là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại và xã hội thông tin, thương mại điện tử (TMĐT) được xác định là phương thức giúp doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu. Những giao dịch xuyên biên giới thông qua TMĐT đã xóa nhòa mọi cách biệt địa lý vốn đang là trở ngại cho giao thương.
Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Hoạt động xúc tiến thương mại hiệu lực từ 15/7/2018 cũng đã có ưu đãi đặc biệt cho TMĐT khi quy định nếu chỉ thuần túy khuyến mãi trên môi trường trực tuyến không theo hình thức may rủi thì DN làm TMĐT không cần thực hiện các thủ tục đăng ký như các DN bình thường với cơ quan quản lý ngành công thương.
Có tới 53% người được khảo sát nói không muốn mua hàng trực tuyến vì hàng hóa thường không đúng chất lượng như mô tả hay quảng cáo. Ảnh minh họa: TNO.
Theo ông Simon Baptist, Chuyên gia kinh tế khu vực châu Á của Economist Intelligence Unit thuộc Economist Group, thu nhập của người Việt đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua, cùng với đó là chi phí cho việc sử dụng các thiết bị di động ở Việt Nam hiện ở mức khá rẻ ở Đông Nam Á (chỉ sau Singapore). Tỷ lệ người dân có thể tiếp cận internet ở Việt Nam cũng khá lớn và số người thông thạo các ứng dụng công nghệ ngày càng tăng nhanh. GDP tăng khá mạnh so với khu vực Đông Nam Á và mức tiêu dùng của Việt Nam được dự báo cũng sẽ tăng khoảng 6% trong thời gian tới.
“Tất nhiên, để TMĐT ở Việt Nam có thể ‘cất cánh’ lên tầm cao hơn, những điều kiện tạo thuận lợi về hạ tầng như cải tiến tốc độ đường truyền băng thông rộng hay áp dụng rộng rãi quy định về thanh toán không dùng tiền mặt cần được chính sách quan tâm nhiều hơn nữa”, ông Simon bày tỏ quan điểm.
Còn theo ông Lê Hải Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), công bố từ Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2018 đã cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu giao dịch thương mại điện tử năm 2017 so với năm 2016 lên tới 35%. Những doanh nghiệp làm dịch vụ chuyển phát thậm chí có doanh thu tăng từ 62% đến 200%. Số lượng giao dịch trực tuyến liên quan đến thẻ nội địa tăng 50%, còn giá trị giao dịch tăng 75%.
VECOM cũng ước tính tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020 sẽ đạt mức trên 25% mỗi năm. Đây là những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy toàn bộ thị trường Việt Nam đã sẵn sàng cho sự bùng nổ của thương mại điện tử.
Thách thức không nhỏ
Nếu như ở phương diện quản lý nhà nước, các thách thức chính của TMĐT là quản lý thuế, quản lý những mô hình kinh doanh trên nền tảng công nghệ mới như Blockchain hay kinh tế chia sẻ, thì từ phía người tiêu dùng, rào cản lớn nhất lại là chất lượng hàng hóa và bảo mật thông tin cá nhân.
Tất nhiên, những chuyên gia kinh tế của Economist Intelligence Unit có quyền kỳ vọng rằng Việt Nam với sự phát triển của ngành ngân hàng - tài chính, các trung gian thanh toán và những “người chơi lớn” trong thế giới TMĐT sẽ cùng bắt chặt tay nhau để bảo mật thông tin người dùng nhưng với một xã hội vẫn còn thói quen rất lớn vào sử dụng tiền mặt thì chuyện gây dựng được niềm tin cho người tiêu dùng là không hề đơn giản.
Không chỉ vậy, theo ông Hà Ngọc Sơn, Trưởng phòng Xuất Nhập khẩu Sở Công thương TPHCM, báo cáo riêng về tình hình TMĐT do ngành công thương TPHCM vừa thực hiện cho thấy có tới 53% người được khảo sát nói không muốn mua hàng trực tuyến vì hàng hóa thường không đúng chất lượng như mô tả hay quảng cáo. Nhà quản lý này cho rằng nếu có sự hợp tác từ những trang TMĐT lớn trong sử dụng công nghệ định vị nhằm chia sẻ thông tin kịp thời về những hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật tới cơ quan quản lý thị trường, thì những gian lận về TMĐT sẽ được xử lý “tới nơi tới chốn” hơn nữa.
Trong khi đó, từ khía cạnh những người tạo lập “chợ điện tử”, lãnh đạo một công ty lớn trong lĩnh vực này cho rằng hạ tầng đang là thách thức lớn. Mở thêm kho hàng, lựa chọn công nghệ và mô hình vận hành phù hợp cho khâu logistics ở Việt Nam là những cân - đo - đong - đếm rất “hại não” các nhà quản lý “chợ điện tử”.
Bên cạnh đó, kỹ năng của người tham gia thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn hạn chế cho dù mức độ tiếp cận internet của người dân đã đạt tới tỷ lệ rất lớn. Trong khi đó, đây lại là công cụ để bán hàng thành công và mua hàng thuận lợi hơn với rất nhiều DN hiện nay, nhất là SMEs và startups. Thế nhưng hiện TMĐT mới phát triển mạnh ở các đô thị lớn mà thôi, còn gần như “bỏ ngỏ” vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Thật vậy, sự hạn chế về hiểu biết và kỹ năng giao dịch TMĐT không chỉ bất lợi cho người tiêu dùng khi bảo vệ thông tin cá nhân mà còn có thể gây ra nhiều thiệt thòi khác. “Những tranh chấp khi mua bán hàng qua Facebook chỉ được phân xử theo Điều 37, Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Như vậy, người tiêu dùng sẽ khó được pháp luật bảo vệ hơn khi có tranh chấp xảy ra”, ông Hà Ngọc Sơn, Trưởng phòng Xuất Nhập khẩu Sở Công thương TPHCM khuyến cáo thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương