Thị trường

Thủy sản gặp khó tại thị trường trong nước

Theo VASEP, 4 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng âm, chỉ đạt 2,43 tỉ USD (giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2018).

Dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4 – Cấp độ đột phá trong ngành điện / "Cứu" xăng E5: Giá xăng E5 phải thấp hơn RON95 ít nhất 5.000 đồng/lít

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc đẩy mạnh kinh doanh và tiêu thụ thủy sản tại thị trường nội địa vô cùng quan trọng để bảo đảm tính ổn định cho ngành thủy sản. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng này trong nước gần đây gặp vướng mắc bởi 2 chỉ tiêu Enrofloxacin và Ciprofloxacin là chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản.

thuy san gap kho tai thi truong trong nuoc hinh 1
Sản phẩm của một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thủy sản có cung cấp nội địa

VASEP vừa có văn bản gửi Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Phùng Đức Tiến đề nghị bộ xem xét ban hành quy định về ngưỡng giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRLs) đối với Enrofloxacin và Ciprofloxacin trong các sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa ngang bằng với ngưỡng MRLs áp dụng cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào châu Âu (EU) để tháo gỡ khó khăn cho ngành.

Đề nghị này xuất phát từ thực tế các lô hàng xuất khẩu vào thị trường EU, một trong những thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt nhất về an toàn thực phẩm, cho phép ngưỡng phát hiện mức dư lượng < 100ppb (đơn vị 1 phần tỉ) đối với 2 chất trên trong khi các kênh bán lẻ tại thị trường nội địa thì không chấp nhận. Việc từ chối của các siêu thị xuất phát từ nguyên tắc chung trong quy định về an toàn thực phẩm là chất cấm không được phép tồn dư trong sản phẩm, trong phiếu xét nghiệm có kết quả “không phát hiện” trừ các trường hợp có quy định khác.

Theo vov.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm