Tiếp tục không in tiền lẻ dịp Tết Nguyên Đán, NHNN đã tiết kiệm 3.500 tỷ đồng
Đề xuất hộ nghèo được giảm 15% lãi vay / Nâng trần chi phí lãi vay lên 30%
Nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương không phát hành tiền lẻ, mệnh giá thấp trong dịp Tết Nguyên Đán, tại buổi họp báo về phát triển nhiệm vụ ngân hàng năm 2021, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, Tết Tân Sửu năm nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn sẽ siết chặt câu chuyện đổi tiền lẻ, đặc biệt không in tiền mới mệnh giá nhỏ như những năm trước.
Theo đó, ông Tú cho biết trong mấy năm qua, việc hạn chế in tiển lẻ mới (mệnh giá dưới 10.000 đồng) giúp ngân sách tiết kiệm được 3.500 tỉ đồng. Do đó, năm nay NHNN vẫn quyết liệt không in tiền mới có mệnh giá nhỏ.
Như vậy, Tết Tân Sửu năm nay, NHNN vẫn sẽ tiếp tục không phát hành tiền lẻ, mệnh giá thấp gồm các tờ tiền các mệnh giá 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng.
Đây là năm thứ 8 liên tiếp cơ quan quản lý tiền tệ đưa ra chủ trương không phát hành tiền lẻ mới vào dịp Tết. Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN khẳng định tiền lẻ đã qua lưu thông vẫn sẽ được cung ứng để phục vụ nền kinh tế.
Cũng tại cuộc họp báo, đại diện NHNN cho biết do cầu tín dụng yếu bởi tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và tình hình thiên tai, mưa lũ khu vực miền Trung và Tây Nguyên, tăng trưởng tín dụng đến nay vẫn thấp hơn các năm trước. Cụ thể, tính đến 21/12, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 10,14% so với đầu năm và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm 2019.
Tiếp tục không in tiền lẻ dịp Tết Nguyên Đán, NHNN đã tiết kiệm 3.500 tỷ đồng.
Với mức tăng trưởng kể trên, ước tính các ngân hàng đã bơm ròng ra nền kinh tế hơn 831.000 tỷ đồng qua kênh tín dụng từ đầu năm, tương đương gần 2.368 tỷ đồng/ngày.
Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tín dụng từ đầu năm đến giữa năm tăng trưởng rất thấp, tuy vậy, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh mà chỉ số này đã có dấu hiệu tăng trở lại vào cuối năm. Dự kiến đến hết năm nay, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt khoảng 11%.
Theo kế hoạch năm 2021, mức tín dụng NHNN đặt ra để định hướng là 12% và sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ hấp thụ của doanh nghiệp, nền kinh tế.
Về tăng trưởng tín dụng, tín dụng tăng trưởng thấp hơn các năm trước. Tính đến ngày 21-12, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019, tăng 11,62% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Ước tín dụng cả năm tăng 11%. Tín dụng tăng mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như cho vay nông nghiệp nông thôn 9,7%; vốn cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 11%... so với cuối năm 2019. Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng tín dụng khoảng 12%" - ông Tú nói.
Để hỗ trợ khách vay, đến nay các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270.000 khách hàng bị ảnh hưởng đại dịch với dư nợ gần 355.000 tỉ đồng; miễn giảm lãi cho gần 590.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỉ đồng.
Các tổ chức tín dụng đã cho vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn 0,5-2,5% so với trước dịch. Doanh số cho vay mới đạt 2,3 triệu tỉ đồng cho hơn 390.000 khách hàng.
Việc điều chỉnh lãi suất điều hành trong thời gian tới phải phụ thuộc vào các biến số nền kinh tế. Cũng theo ông Tú, việc điều hành lãi suất phụ thuộc vào điều kiện tình hình thực tế của thị trường. Ngân hàng sẽ tiếp tục điều hành lãi suất ổn định ở mức phù hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững