Thị trường

Tiêu dùng trong tuần (từ 28/3-3/4/2022): Giá vàng, trái cây, tôm hùm, xăng... giảm mạnh

Giá cả thị trường trong tuần này: Giá vàng, trái cây, tôm hùm, xăng... đồng loạt giảm mạnh. Trong khi giá gas tiếp tục tăng 14.000 đồng/bình 12kg.

Hàn Quốc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách tăng cường kiểm dịch: Cơ hội cho du lịch Đà Nẵng / Quy định mới của EC: Hàng dệt may phải "xanh hóa"

Tiêu dùng trong tuần (từ 28/3-3/4/2022): Giá vàng, trái cây, tôm hùm, xăng... giảm mạnh

Giá vàng, trái cây, tôm hùm, xăng... giảm mạnh. Ảnh minh họa

Giá vàng giảm mạnh

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng 1.925 USD/ounce, giảm mạnh hơn 12 USD so với chốt phiên trước tại thị trường này.

Nguyên nhân khiến giá vàng quay đầu giảm là do, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong một cuộc họp báo tại cho biết: Cuộc đàm phán giữ Nga với Ukraine đang đạt được những tiến bộ. Cụ thể, phía Ukraine đã hiểu rõ hơn về tình hình tại Crimea và Donbass và tầm quan trọng của quy chế trung lập của Ukraine.

Trước đó, ngày 29/3 vòng đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ đã kết thúc. Theo đại diện phía Nga, hai bên đã có cuộc thảo luận có ý nghĩa và các đề xuất của Ukraine sẽ được trình lên Tổng thống Nga Vladimir Putin. Khả năng sẽ có cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky.

Cùng với tình hình căng thẳng tại Ukraine đã hạ “nhiệt” do có những tiến bộ, một thông tin nữa khiến giá vàng giảm đó là tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 3/2022 vừa được công bố ngày 1/4 tiếp tục giảm mạnh xuống 3,6%, thấp hơn mức dự báo là 3,7% và thấp hơn mức của tháng 2 là 3,8%. Tuy nhiên, bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ cho biết số lượng người có việc làm mới trong tháng 3 đạt 431.000 việc làm, giảm so với mức dự báo là 490.000 việc làm tháng trước, và thấp hơn nhiều mức báo cáo tháng 2 là 750.000 việc làm.

 

Chuyên gia nhận định, có thể số liệu việc làm mới tạo ra trong tháng 3 thấp là do phần lớn số lao động ở lĩnh vực phi nông nghiệp đang có việc làm ổn định, tỷ lệ thất nghiệp thấp phản ánh rõ điều này. Do đó, có thể khẳng định sau đại dịch Covid-19 nền kinh tế Mỹ duy trì sự tăng trưởng nên tỷ lệ người thất nghiệp giảm sâu.

Tuần qua, giá vàng thế giới biến động mạnh do diễn biến tình hình ở Ukraine, báo cáo việc làm tại Mỹ; việc Nga triển khai bán dầm mỏ khí đốt bằng đồng rúp đối với các nước châu Âu. Điều khiến giới đầu tư đầu tư đầu tuần bán tháo vàng là do số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước đó đã giảm sâu xuống 187.000 đơn, thấp nhất trong vòng 53 năm qua.

Chuyên gia nhận định, với báo cáo số liệu việc làm tích cực sẽ khiến Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lên 0,5% trong kỳ họp tới, chứ không phải 0,25% như thường lệ. Giá vàng đã có lúc bị đẩy rơi từ mốc trên 1.950 USD/ounce xuống dưới mốc 1.900 USD/ounce.

Tuy nhiên, giá vàng lại nhanh chóng đi lên khi giới đầu tư lo ngại bất ổn gia tăng tại khu vực châu Âu khi nguồn cung khí đốt và dầu mỏ bị giới hạn do Nga triển khai bán nhiên liệu bằng đồng rúp. Giá vàng đã có lúc lên gần chạm mức 1.940 USD và cũng nhanh chóng quay đầu đi xuống vào phiên cuối tuần khi số liệu việc làm tháng 3 chính thức được công bố tại Mỹ.

Giá vàng thế giới có bước điều chỉnh mạnh trên dưới 20 USD/ounce mỗi phiên. Kết tuần, giá vàng thế giới giảm 33 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước.

 

Trái cây rớt giá thê thảm

Khảo sát dọc quốc lộ 1A (quận 12), quốc lộ 13 (Bình Thạnh), Phổ Quang, Nguyễn Thái Sơn (Gò Vấp)... cho thấy, thanh long được bán đầy đường với giá 5.000 - 7.000 đồng/kg, dưa hấu 5.000 - 8.000 đồng/kg. Đặc biệt, dưa hấu không hạt loại 1 dành cho xuất khẩu chỉ 10.000 - 12.000 đồng/kg.

Anh Cường, người bán trên đường Phổ Quang (Tân Bình) cho biết, hơn tuần nay, dưa hấu không hạt tại các nhà vườn Long An không có thương lái thu mua để xuất khẩu. Do đó, hai vợ chồng anh quyết định nhập về bán giúp người nông dân.

"Loại này mọi năm giá 25.000 đồng/kg, nay không xuất khẩu được nên chúng rớt giá 50%", anh Cường nói.

Theo anh này, giá thành để sản xuất ra một kg dưa hấu không hạt là 7.000 - 8.000 đồng/kg. Do đó, năm nay dù được mùa nhưng người trồng vẫn phải bán dưới giá thành. "Để hỗ trợ nông dân, tôi thu mua của họ với giá 8.000 đồng và vận chuyển lên thành phố bán với giá 12.000 đồng/kg", anh nói.

 

Tương tự, với thanh long, anh Hoàng, người bán trên đường Nguyễn Thái Sơn (Gò Vấp) cho biết, việc bán này gần như không có lời vì chi phí vận chuyển cao, trái cây dễ hư hỏng và hao hụt. "Không có lãi những tôi vẫn cố gắng bán giúp người nhà để thu được đồng nào hay đồng đó", anh Hoàng nói.

Tại Hà Nội, trên một vài con đường, nhiều đơn vị cũng rao bán thanh long, dưa hấu, mít với giá giải cứu 5.000 đồng/kg.

Anh Thành, ở Long Biên cho biết vừa bán xong lô 200 thùng chuối với giá siêu rẻ. Riêng mít và dưa hấu sẽ thông báo hỗ trợ bán tiếp khi các xe chở mít và thanh long quay đầu trong ngày mai.

"3 tháng nay, giá trái cây xuất khẩu rớt mạnh, đa phần chúng tôi mua bán để hỗ trợ tài xế và doanh nghiệp chứ lợi nhuận không bao nhiêu. Đặc biệt, mặt hàng chuối, mít chỉ bán trong 2-3 ngày, vì để lâu chúng sẽ hỏng", anh Thành nói.

Không chỉ tràn ra vỉa hè, trái cây còn được rao bán rầm rộ trên mạng với giá rẻ. Trong đó, dưa hấu được bán theo set 10 kg, giá 50.000 đồng, tức chỉ 5.000 đồng/kg, chuối thùng 10 kg, giá 60.000 đồng, thanh long 40.000 đồng/thùng.

 

Chị Yến ở Hà Nội cho biết, cứ vài ngày lại có xe trái cây xuất khẩu quay đầu. Mỗi đợt xe quay đầu chị lại phải bán hỗ trợ cho tài xế khoảng 100 - 300 thùng hàng.

Thực trạng này xảy ra do việc xuất khẩu sang Trung Quốc bị tắc nghẽn 3 tháng nay. Nhiều xe trái cây chờ thông quan quá lâu sợ hàng hỏng, buộc quay đầu bán với giá rẻ.

Lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu chuối cho biết đã quay đầu xe bán "xổ" cho các mối buôn với giá thấp hơn cả giá mua vào tại vườn.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm