Tối ưu hiệu quả quản lý kho hàng bằng công nghệ RFID
Đẩy nhanh hiện đại hóa để quản lý việc đổi trả
Theo Zebra, trong 5 năm tới, phần lớn những nhà quản lý trong ngành đều có kế hoạch triển khai các loại đầu đọc RFID cố định, thụ động hoặc cầm tay cùng các giải pháp quét dữ liệu cố định dùng trong công nghiệp có khả năng theo dõi tài sản, nhân công và hàng hóa tốt hơn trong môi trường kho hãng.
73% những người ra quyết định trên toàn cầu đã hoặc sẽ đẩy nhanh tiến độ của các dự án hiện đại hóa, con số này ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) cũng tương tự ở mức 69%. Nhờ đó, họ có thể quản lý một trong những thách thức hàng đầu trong vận hành kho hàng là đổi trả, đó là trả lời của gần một nửa số nhà quản lý tham gia khảo sát (47% trên toàn cầu, 40% ở APAC) — nghiên cứu này ghi nhận mức tăng 5 điểm phần trăm so với năm trước ở khu vực APAC.
Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Bán hàng khu vực Đông Nam Á (SEA), Hàn Quốc và Kênh khu vực APJeC, Zebra Technologies cho biết: “Trong những năm qua, sự tăng trưởng mạnh mẽ của đơn hàng điện tử, kèm theo đó là sự gia tăng đáng kể của hàng đổi trả khiến mọi công đoạn của chuỗi cung ứng bắt buộc phải thay đổi toàn diện. Vì vậy các nhà quản lý lĩnh vực kho hàng phải hiện đại hóa vận hành doanh nghiệp của họ bằng các giải pháp công nghệ để xử lý đổi trả và tăng tính linh hoạt, tăng khả năng hiển thị hàng hóa lưu kho và dự báo nhu cầu tốt nhằm nâng cao hiệu quả, giúp ra quyết định tốt hơn theo thời gian thực".
Đây là kết quả của việc hầu hết các nhà quản lý (76% trên toàn cầu, 75% ở APAC) cho biết họ đang chịu áp lực cải thiện hiệu năng để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi về thương mại điện tử của người tiêu dùng.
Theo 80% người lao động và người quản lý cho biết, thông tin không chính xác về tình trạng hàng hóa lưu kho và hết hàng tiếp tục là những yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất. Trên thực tế, cả hai nhóm nhân viên cửa hàng (82% trên toàn cầu, 79% ở APAC) và nhà quản lý (76% trên toàn cầu, 79% ở APAC) - đều thừa nhận họ cần các công cụ quản lý hàng hóa lưu kho tốt hơn để có thông tin chính xác hơn về mức độ sẵn sàng của hàng hóa. Để xử lý các vấn đề này, phần lớn những người quản lý (91% trên toàn cầu, 88% ở APAC) đang có kế hoạch đầu tư vào công nghệ để tăng khả năng hiển thị giám sát trong chuỗi cung ứng vào năm 2028.
Tối ưu hóa vận hành để tăng khả năng hiển thị giám sát
Các nhà quản lý ngành kho hàng cũng đang tăng cường năng lực cho đội ngũ nhân viên tuyến đầu bằng cách tự động hóa kho hàng nhằm tối ưu hóa vận hành và tăng khả năng hiển thị giám sát hàng hóa lưu kho. Theo một nghiên cứu gần đây của Interact Analysis, bất chấp sự suy giảm nhu cầu hiện nay đối với các dự án tự động hóa (một phần do suy giảm xây dựng kho hàng), nhu cầu này dự kiến sẽ tăng trở lại vào năm 2024.
Mới đây, Nhất Tín Logistics, một công ty chuyển phát nhanh của Việt Nam, đã đưa giải pháp quét mã vạch của Zebra vào sử dụng tại tất cả các chi nhánh của mình để tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc của các bưu kiện nhận được, đáp ứng nhu cầu hàng cần giao ngày càng tăng do kỳ vọng cao của người tiêu dùng trong nền kinh tế theo yêu cầu.
Nghiên cứu này của Zebra cho thấy, trong năm 2024, 7 trong số 10 các nhà ra quyết định (69% trên toàn cầu, 70% ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương) đã hoặc đang có kế hoạch tự động hóa quy trình công việc để hỗ trợ đội ngũ nhân viên kho hàng và luân chuyển họ thực hiện các nhiệm vụ có giá trị cao hơn, tập trung khách hàng hơn.
Ngoài tăng năng suất, công nghệ và tự động hóa còn cải thiện tâm lý làm việc của người lao động. 8 trong 10 nhân viên kho hàng (83% trên toàn cầu, 82% ở APAC) tham gia khảo sát cảm thấy được đánh giá cao hơn khi được trang bị công nghệ và công cụ tự động hóa để làm việc.
Tương tự như vậy, hơn 8 trong số 10 nhà quản lý ngành kho hàng trên toàn cầu (88%) và APAC (84%) cho biết việc bổ sung các công nghệ kho hàng, bao gồm thiết bị và robot, có thể giúp thu hút và giữ chân nhân viên. Đây là yếu tố thiết yếu trong bối cảnh thiếu hụt lao động hiện nay. Vào năm 2028, hơn một nửa các nhà quản lý tham gia khảo sát có kế hoạch triển khai các giải pháp phần mềm máy học (52% trên toàn cầu, 57% ở APAC) và phân tích dự báo (59% trên toàn cầu, 63% ở APAC) tại cơ sở kho hàng của họ.
Danh mục giải pháp toàn diện của Zebra giúp hãng luôn tiên phong trong hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, bằng cách cung cấp các công cụ như máy kiểm kho MC94xx, máy kiểm kho TC53/TC58, máy tính bảng công nghiệp ET60/ ET65, máy in mã vạch để bàn ZD421, máy in mã vạch di động ZQ600 Plus Series, phần mềm VisibilityIQ Foresight, máy kiểm kho đeo tay WS50 RFID và máy in công nghiệp ZT231 RFID. Thông qua các sản phẩm đổi mới sáng tạo này, Zebra hướng tới hỗ trợ tăng cường khả năng xử lý các vấn đề phức tạp của ngành kho hàng hiện đại, giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam nâng cao hiệu quả và đạt kết quả cao hơn.
Ưu tiên tính bền vững khi ra quyết định
Mục tiêu cuối cùng của những nhà quản lý trong ngành kho hàng là lựa chọn các giải pháp có thể giúp họ đảm bảo vận hành bền vững, nhằm đáp ứng các yêu cầu của quy định chính sách, năng lượng chi phí cao hoặc thiếu hụt, cũng như đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, người lao động và nhà đầu tư.
Chẳng hạn, 77% người quản lý trên toàn cầu tập trung vào giảm phát thải và lãng phí, trong khi 84% trong số họ nhận ra tầm quan trọng của các giải pháp công nghệ kho hàng giúp kéo dài tối đa thời lượng pin. Tương tự, những người quản lý trong khu vực APAC cũng có nhận định tương tự, với các con số tương ứng là 74% và 78%.
Các yếu tố đảm bảo tính bền vững khác được các nhà quản lý ưu tiên hiện nay bao gồm xác định chính xác thời gian trao đổi thiết bị di động, kết nối với phần mềm giám sát năng lượng để tăng hiệu suất tối đa, đề xuất các chương trình mua lại và sản phẩm tân trang được chứng nhận/cung cấp các chương trình kinh tế tuần hoàn, cũng như sử dụng vật liệu có thể tái sử dụng và tái chế.
Không chỉ tại cơ sở của mình, 81% các nhà quản lý toàn cầu (79% ở APAC) còn cho rằng các đơn vị cung cấp công nghệ cũng phải có các biện pháp bền vững để điều hành doanh nghiệp của họ. Cuối cùng, các doanh nghiệp kho hàng phải tiếp tục thực hiện các chiến lược linh hoạt để đảm bảo hiệu quả, bảo toàn nguồn lực và nâng cao hiệu suất của người lao động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ