TP.HCM: Doanh nghiệp giữ chân nhân sự, ổn định sản xuất sau dịch
Bắc Giang: Phạt 8 triệu đồng 1 cá nhân kinh doanh thuốc chữa bệnh nhập lậu / TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 12.000 sản phẩm sữa Ensure và bia Heineken nhập lậu
Dịch Covid-19 hoành hành khiến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng.
Có thể thấy, việc dịch Covid-19 kéo dài đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của không ít doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nỗ lực giữ chân người lao động một phần là do những lo ngại thiếu nguồn nhân lực duy trì sản xuất sau dịch Covid-19, đặc biệt là những ngành thâm dụng lao động, sản xuất phụ thuộc đơn hàng, đối tác… Do đó, bài toán lao động phải được đặt lên hàng đầu.
Cụ thể, tại Công ty TNHH MTV Thế Linh (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), trong các tháng đầu năm, tình hình kinh doanh khó khăn, lãnh đạo công ty cho biết các đơn hàng chăn, drap, gối nệm có biến động so với cùng kỳ năm trước. Tuy ít bị ảnh hưởng trực tiếp song doanh nghiệp này cũng gặp những khó khăn nhất định.
Theo ông Phạm Thế Linh - Giám đốc công ty, nhiều lao động đã gắn bó với doanh nghiệp từ những ngày đầu thành lập nên ưu tiên số một của công ty vẫn là phải giữ được việc làm cho đội ngũ này.
“Dù khó khăn nhưng chúng tôi cam kết tất cả mọi công nhân đều không bị mất việc làm, mọi chế độ phúc lợi vẫn được hưởng theo quy định của Nhà nước. Do vậy, anh chị em cán bộ, nhân viên yên tâm làm việc, không nên lo lắng, bi quan và phải tuân thủ các quy định phòng dịch của cơ quan chức năng trong quá trình sản xuất”, ông Linh cho biết.
Giữ ổn định việc làm cho người lao động là yếu tố sống còn với doanh nghiệp lúc này
Tương tự, đại diện một Công ty May xuất khẩu tại huyện Hóc Môn (TP.HCM) cho biết, với đặc thù ngành dệt may sử dụng lượng lao động lớn, khi dịch bệnh xảy ra đã chịu tác động nặng nề, nên việc đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động cũng bị ảnh hưởng.
Với thực trạng dây chuyền sản xuất chạy trong 10 ngày mỗi tháng và mỗi ngày chỉ làm 6-7 giờ, thu nhập của người lao động cố gắng đảm bảo giữ được khoảng 60% so với bình thường.
Theo đó, người lao động hưởng lương sản phẩm nên việc cắt giảm thời gian làm việc sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Để chia sẻ khó khăn với công nhân, đối với những người có thu nhập thấp hơn mức bình quân trước đó, công ty sẽ hỗ trợ thêm. Mỗi tháng, công đoàn và ban giám đốc công ty còn hỗ trợ gạo cho anh chị em. Riêng những công nhân sức khỏe yếu được tặng thêm đường, sữa.
“Lường trước được những khó khăn sắp tới, công ty chúng tôi coi vấn đề giữ chân người lao động là rất quan trọng. Do vậy, lãnh đạo công ty đã lên sẵn kế hoạch từ trước, vẫn duy trì ổn định công việc sản xuất, không để lao động phải nghỉ việc. Hy vọng dịch bệnh trên thế giới sớm được kiềm chế, các nước trở lại nhập hàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển”, vị lãnh đạo nói trên cho biết.
Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM cho biết, hiện đã có hơn 278.700 người dân thành phố bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đã nhận được khoản hỗ trợ với tổng số tiền hơn 324 tỷ đồng.
Doanh nghiệp tại TP.HCM có đến 97% là doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay thành phố mới chỉ tiếp nhận hồ sơ của 72 doanh nghiệp đề nghị vay vốn trả lương ngừng việc đối với người lao động. Sắp tới TP.HCM sẽ có kiến nghị để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn hỗ trợ.
Ngoài ra, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM cũng đã trình UBND thành phố về việc hỗ trợ 3.808 hộ kinh doanh khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm, với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng (không quá 3 tháng) với dự kiến kinh phí hơn 11,4 tỷ đồng và dự kiến kinh phí hỗ trợ hơn 852,2 tỷ đồng cho 284.098 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Qua khảo sát từ các doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, trong điều kiện dịch bệnh và sau dịch bệnh, nhiều DN sẽ phải tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại lực lượng lao động, dẫn tới một bộ phận lao động bị mất việc làm.
Do vậy, VCCI đề nghị Chính phủ bổ sung thêm Quỹ hỗ trợ cho DN để giữ chân được người lao động có tay nghề phải nghỉ việc do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là đối với các ngành nghề/lĩnh vực đòi hỏi thời gian đào tạo nghề lâu hơn (như điện tử, cơ khí...).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn