TP.HCM: Tăng kiểm tra, xử lý nghiêm việc tăng giá khẩu trang, nước rửa tay
Bộ trưởng Bộ Y tế: Điểm nóng Gia Lai, Bình Dương cần gấp rút triển khai nhiều giải pháp để giảm lây nhiễm / Sáng 3/2: Ghi nhận 9 ca mắc Covid-19 cộng đồng tại 4 tỉnh, thành
Sở Công Thương TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện; các doanh nghiệp, bản quản lý các chợ và siêu thị, cửa hàng tiện lợi về việc tăng cường thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Sở Công Thương TP đề nghị các doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ, liên tục, thông suốt các mặt hàng xăng, dầu, lương thực thực phẩm thiết yếu, khẩu trang, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn… đáp ứng đầy đủ nhu cầu, phục vụ người dân trên địa bàn thành phố.
Tăng cường công tác tuyên truyền đến cán bộ, nhân viên, người lao động về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của Chính phủ và UBND thành phố trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại đơn vị.
Xử lý nghiêm việc đầu cơ, tăng giá hàng hóa thiết yếu phòng chống Covid-19.
Đồng thời, yêu cầu 100% cán bộ, nhân viên, người lao động trực tiếp kinh doanh tại các cửa hàng phải đeo khẩu trang và rửa tay kháng khuẩn trong quá trình tiếp xúc, trao đổi mua bán, giao dịch với khách hàng.
Tổ chức tuyên truyền và nhắc nhở khách hàng phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn khi tiếp xúc, mua sắm, giao dịch tại các cửa hàng, trụ sở doanh nghiệp. Bố trí dung dịch rửa tay kháng khuẩn tại lối ra, vào trụ sở doanh nghiệp và các cửa hàng kinh doanh để mọi người sử dụng khi đến giao dịch, mua hàng hóa, sản phẩm.
Mặt khác, tăng cường chủ động sắp xếp, tổng vệ sinh, phun thuốc diệt khuẩn tại trụ sở đơn vị và tại cửa hàng kinh doanh ngoài giờ hoạt động.
Khuyến khích lắp đặt màn chắn giọt bắn tại quầy thu ngân hoặc trang bị kính bảo hộ, nón ngăn giọt bắn, găng tay cho nhân viên thu ngân, bảo vệ, giữ xe… tại đơn vị mình. Thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế “Khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung - khai báo y tế” để giữ an toàn trước dịch bệnh Covid-19 đang có những biến biến mới.
Bên cạnh đó, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các phòng, ban chức năng khẩn trương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm trường hợp kinh doanh mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, không niêm yết giá hoặc tăng giá bán tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà thuốc và cửa hàng đang hoạt động trên địa bàn.
Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền đến các đối tượng quản lý trên địa bàn về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh Covid-19 theo các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành.
Ngoài ra, tăng cường công tác hướng dẫn các đơn vị đang kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực chợ (gồm cả chợ đầu mối), siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Trước diễn biến mới của dịch Covid-19 với số ca nhiễm tăng nhanh kỷ lục, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã có công văn yêu cầu các tỉnh thànhtăng cường giám sát, kiểm tra việc niêm yết giá bán, tập trung kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch để tăng giá bán bất hợp lý, đặc biệt trang thiết bị y tế. Công văn nêu rõ: yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là các tỉnh, thành phố phía Bắc chủ động, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường quản lý địa bàn, giám sát, kiểm tra việc niêm yết giá bán; tập trung kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với các loại hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là trang thiết bị, vật tư y tế... dùng để phòng, chữa bệnh Covid-19. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, nhưng lưu ý không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân trong thời gian dịch bệnh. Ngoài ra, theo cơ quan này, các cục QLTT cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trái phép, thực phẩm tươi sống nhằm góp phần ngăn chặn nguồn bệnh lây lan. Chủ động nắm bắt thông tin, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến thị trường để kịp thời ứng phó. Trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu khan hiếm đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thiết bị vật tư y tế... thì báo cáo các cấp để giải quyết kịp thời. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh