TP Hồ Chí Minh: Nâng chuẩn sản phẩm OCOP hướng tới xuất khẩu
Bộ Công Thương thông tin về 'chiết khấu' trong kinh doanh xăng dầu / Sunshine Group livestream BĐS: Giảm 1 tỷ đồng cho khách, trích 500 triệu đồng làm thiện nguyện
Ông Giang Ngọc Luân, Phó Chi cục trưởng Chi cục kinh tế hợp tác Sở NN&MT TP Hồ Chí Minh cho biết,chương trình OCOP được triển khai trên địa bàn Thành phố từ năm 2019 và đã mở rộng ra toàn bộ các quận, huyện và thành phố Thủ Đức từ năm 2021. Chương trình tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế cạnh tranh theo chuỗi giá trị.
“Nhờ công tác tuyên truyền và hỗ trợ đào tạo được tăng cường, tính đến ngày 30/6/2025, toàn Thành phố đã có 419 sản phẩm OCOP được công nhận của 152 chủ thể, khẳng định sức sống và tiềm năng của chương trình”, ông Luân chia sẻ.
Ông Giang Ngọc Luân cũngcho biết, với việc mở rộng địa giới hành chính gồm Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu,những địa phương vốn có thế mạnh và nhiều sản phẩm đã được công nhận OCOP, Thành phố xác định một số nhiệm vụ trọng tâm để nâng tầm chương trình.
Theo đó, Thành phố sẽcủng cố và kiện toàn bộ máy quản lý chương trình OCOP từ cấp Thành phố đến cấp xã, đảm bảo sự vận hành thông suốt, hiệu quả;hoàn thiện cơ chế, chính sách về khuyến nông, khoa học công nghệ để hỗ trợ tối đa cho các chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất tham gia chương trình; tiến hành rà soát, thống kê toàn bộ các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng, từ đó xây dựng chiến lược phát triển bài bản.
Ngoài ra, Thành phố sẽxây dựngsự liên kết chặt chẽ giữa phát triển sản phẩm OCOP với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, đặc biệt tại các địa phương ven biển, các đặc khu hoặc vùng nông nghiệp đặc thù mới; đồng thời tập trung nguồn lực để nâng chuẩn chất lượng sản phẩm từ 3 sao lên 4 - 5 sao, đặc biệt chú trọng các sản phẩm có tiềm năng, định hướng xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Để hiện thực hóa các định hướng trên, ông Luận nhấn mạnh, Sở NN&MT sẽ tập trung vào các giải pháp cụ thể như:phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường để tổ chức các hội nghị tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ phụ trách và các chủ thể OCOP, giúp nâng cao nhận thức và nắm vững quy trình hồ sơ đánh giá; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm OCOPthường xuyên và sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân thông qua đa dạng các hình thức như hội thảo, tờ rơi, cẩm nang các phóng sự trên truyền hình, báo chí...
Đặc biệt, Sở sẽ tăng cường vai trò cầu nối hỗ trợ các chủ thể OCOP trong hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên nhiều kênh phân phối, trong đó có việc tích hợp vào các tour, tuyến du lịch của Thành phố.
Liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại 54 xã mới sáp nhập, đại diện Sở cho biết, việc phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP chính là một trong những giải pháp cốt lõi. Sản phẩm OCOP không chỉ giúp tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần hoàn thiện các tiêu chí về kinh tế, tổ chức sản xuất;qua đó thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đạt chuẩn, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu một cách bền vững trên toàn địa bàn Thành phố trong giai đoạn phát triển mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Chuỗi cung ứng lạnh bứt tốc, hướng mốc 1,7 triệu pallet vào 2028
Hai trụ cột cải cách trong xây dựng Chính phủ điện tử, nền tài chính số quốc gia
TP Hồ Chí Minh: Nâng chuẩn sản phẩm OCOP hướng tới xuất khẩu
Vai trò của Ethernet 1.6T trong tương lai của AI
Cơ hội để du lịch Việt – Nhật mở rộng hợp tác, phát triển thị trường