Triển khai nhiều chương trình bình ổn, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm
Mức lãi suất các ngân hàng nhóm Big 4 hôm nay ngày 4/10/2024 là bao nhiêu? / Đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về công nghệ mới
Đồng thời, tăng cường phòng, chống sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.
Đến thời điểm này, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã công bố chương trình bình ổn thị trường cuối năm 2024 và Tết Ất Tỵ 2025. Chương trình năm nay dự kiến thu hút 69 doanh nghiệp đầu mối tham gia, tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2023. Chương trình cũng mở rộng, bổ sung nhiều nhóm mặt hàng như: muối, nước uống vào nhóm các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; bổ sung các mặt hàng thiết bị điện tử phục vụ học tập (laptop, máy tính để bàn, máy in phun, in laser...) vào nhóm các mặt hàng phục vụ học tập; bổ sung nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như nước rửa chén, nước lau nhà, bột giặt, chất tẩy rửa, khăn giấy, túi rác phân hủy…
Bên cạnh đó, nhân dịp đón năm mới 2025 và Tết Ất Tỵ, từ nay đến cuối năm, nhiều chương trình khuyến mãi tập trung như “Rộn ràng mua sắm mùa xuân” sẽ được diễn ra. Đặc biệt, lượng hàng bình ổn theo cam kết của chương trình sẽ chiếm từ 21 - 32% thị phần trong tháng bình thường và chiếm khoảng 24 - 41% nhu cầu thị trường trong tháng Tết Ất Tỵ 2025.
Nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương cũng sẽ triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại; trong đó, trọng tâm là Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia tổ chức vào dịp cuối năm 2024. Các đơn vị trực thuộc, Bộ Công thương có nhiệm vụ tích cực triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng.
Thực tế, từ đầu năm 2024, ngành công thương TPHồ Chí Minh đã có kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường dịp cao điểm cuối năm và Tết Ất Tỵ 2025, thu hút khoảng 70 doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước tham gia như Saigon Co.op, Satra, Central Retail, MM Mega Market, Aeon, Vinamilk, Nutifood, Vissan…
Cuối tháng 9/2024 vừa qua, UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội nghị Kết nối cung - cầu có sự tham dự của nhiều địa phương, nhất là có đơn vị đến từ vùng bão lũ vừa qua như Bắc Kạn, Điện Biên và các tỉnh, thành: Long An, Đồng Tháp, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Quảng Nam… Dịp này, 8 hệ thống bán lẻ (Saigon Co.op, Satra, Aeon, MM Mega Market, Central Retail, Bách hóa Xanh, Wincomerce và Kingfood Market) đã ký thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa bán tại 8 hệ thống này.
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHồ Chí Minh Võ Văn Hoan, việc xây dựng chuỗi cung ứng an toàn, bền vững không chỉ dừng lại ở kết nối giữa người mua và người bán, mà phải là kết nối nâng cao trách nhiệm của nhà cung cấp, nhà bán lẻ, người tiêu dùng cũng như cơ quan quản lý nhà nước…
Tại tỉnh Tây Ninh, UBND tỉnh Tây Ninh cũng đã ban hành kế hoạch bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2024 và Tết Ất Tỵ 2025. Theo đó, giai đoạn 1 của kế hoạch từ 1/7 - 31/12/2024, tỉnh Tây Ninh thực hiện các hoạt động bình ổn hàng hoá bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người trong các ngày lễ cuối năm và Tết Dương lịch, dự trữ hàng hoá phòng, chống thiên tai. Giai đoạn 2 từ 1/1 - 31/3/2025, thực hiện các hoạt động bình ổn hàng hoá đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân cho dịp Tết Nguyên đán và các ngày lễ đầu năm.
Hàng hoá tham gia gồm nhóm lương thực, thực phẩm thiết yếu và nhóm nhiên liệu như xăng, dầu diesel, dầu hoả, gas. Tổng trị giá hàng hoá dự trữ đáp ứng nhu cầu thị trường trong một tháng là gần 260 tỷ đồng. Nhóm hàng hoá huy động tăng cường trong dịp Tết chiếm khoảng 30 - 35% nhu cầu thị trường như bánh mứt, kẹo phục vụ Tết và rượu, bia, nước giải khát.
Đối với việc bán hàng bình ổn thị trường, UBND tỉnh Tây Ninh giao doanh nghiệp tổ chức bán hàng bình ổn tại siêu thị hiện hữu kết hợp bán hàng trực tuyến thông qua các ứng dụng thương mại điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện bán hàng lưu động tại chợ truyền thống, khu - cụm công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực nông thôn và các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh; phối hợp bán hàng lưu động với chương trình đưa hàng Việt về nông thôn.
Nhằm tăng cường quản lý, điều hành giá và góp phần ổn định giá cả thị trường trong dịp cuối năm 2024, đón Tết Ất Tỵ 2025, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương trong tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có chức năng liên quan theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng nói chung và các mặt hàng thiết yếu khác cho thị trường dịp Tết Nguyên đán. Qua đó, chủ động có phương án hoặc đề xuất phương án để đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường các mặt hàng nhất là các mặt hàng nông sản thực phẩm thời điểm cuối năm 2024 và Tết Ất Tỵ 2025.
Đồng thời, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đầu cơ găm hàng, niêm yết giá, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam