TS.Nguyễn Đình Cung: Chính phủ cần hỗ trợ “ra tấm ra món”, hỗ trợ dàn trải như hiện nay không hiệu quả
Gói hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại kéo dài hết năm 2015 / Cần thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Ngày 9/6/2020, Câu lạc bộ Cafe Số kết hợp với báo Tiền Phong tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Làm gì để cứu doanh nghiệp sau dịch Covid-19”. Diễn giả của chương trình là TS.Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý trung ương (CIEM). Tại chương trình, ông Cung đã có những chia sẻ về các biện pháp hỗ trợ kinh doanh và phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19.
Sau khi điểm lại một loạt những chính sách mà Nhà nước và Chính phủ đã và đang triển khai để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) phục hồi lại sản xuất kinh doanh thời gian vừa qua TS.Nguyễn Đình Cung đã đưa ra nhận định về việc các DN đang được hưởng lợi gì từ những chính sách này.
Theo ông Cung, tuy lãi suất cho vay có giảm nhưng việc ai được giảm và được giảm bao nhiêu lại phụ thuộc vào thực trạng của DN, phụ thuộc vào mối quan hệ và thỏa thuận của DN với các ngân hàng. Bên cạnh đó là chính sách các DN được gia hạn thêm 4-5 tháng nộp thuế VAT thì lại chỉ những DN có doanh thu mới được hưởng chính sách này. Còn DN nào chưa có doanh thu và chưa có lợi nhuận thì không được hưởng. Mà theo đánh giá của Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý trung ương thì số DN đang gặp phải tình trạng không có doanh thu và lợi nhuận thời điểm này không phải là ít.
Trong nội dung chia sẻ của mình TS.Nguyễn Đình Cung cũng đưa ra một loạt các ý kiến và mong chờ những quyết định mạnh hơn của Quốc hội về việc hỗ trợ nhiều hơn cho các DN hiện đang bị thiệt hại nặng nề trong dịch Covid-19 vừa qua.
TS.Nguyễn Đình Cung cũng đưa ra nhận định: “Mức độ hỗ trợ hiện nay của Chính phủ còn quá nhỏ so với mức hỗ trợ DN của các nước khác dành cho DN của họ. Việc đưa ra các gói hỗ trợ nhiều khi gây ra hiểu lầm cho DN và người dân. Việc miễn và giảm nghĩa vụ thuế và phó quá ít hầu như chưa có. Những việc này còn đang diễn ra quá chậm, chưa kịp thời. Giải pháp hỗ trợ DN còn manh mún, lặt vặt chưa có “ra tấm ra món” để hỗ trợ DN và một số điều kiện hỗ trợ vẫn còn chưa hợp lý.
Cũng theo ông Cung, với việc triển khai các gói hỗ trợ như hiện nay thì mất ít nhất khoảng 3 tháng DN mới có thể xin được giấy xác nhận để nhận được hỗ trợ. Như vậy có thể đã qua thời điểm mà DN cần hỗ trợ rồi. Rất nhiều điều kiện đặt ra không hợp lý và nó tạo lý do khuyến khích ngược với các hành vi của DN.
TS. Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý trung ương (CIEM).
“Theo tôi nên có một bộ phận ngoài Chính phủ để rà soát lại những hoạt động của Chính phủ thì mới triển khai nhanh được. Nếu để nguyên bộ máy đó tự vận hành thì khả năng không thành công là rất lớn”, ông Cung nhấn mạnh.
Bên cạnh đó Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý trung ương ương cũng cho rằng: “Chính phủ nên phân định lại và hỗ trợ tập trung vào các ngành bị tác động mạnh và thiệt hại nhiều nhất bởi dịch Covid-19 như hàng không và du lịch. Còn những ngành khác đã khổng đủ nguồn lực thì nên cắt bớt. Phải hỗ trợ “ra tấm ra món” để họ có đủ sức phục hồi. Việc hỗ trợ rải rác, dàn trải như hiện nay là không hiệu quả”.
TS.Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, năm nay chắc chắn thu sẽ bị hụt và chi ít nhất là sẽ không tăng. Khoản bội chi này sẽ lớn hơn rất nhiều so với chỉ tiêu mà quốc hội đề ra. Vì vậy Chính phủ nên có cách điều hành khác với nội dung của Chỉ thị 01 và Chính phủ cũng phải biết mình lấy tiền ở đâu. Nền kinh tế của Việt Nam giai đoạn này cung thì yếu mà cầu thì đang không thấy đâu. Tình hình nhìn chung là rất khó khăn.
Bên cạnh đó việc chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc và các nước khác thời gian vừa qua nhận được rất nhiều sự quan tâm. Về vấn đề này, ông Cung chia sẻ: “Tôi không thấy nhiều biểu hiện của việc chuyển dịch này. Theo thống kê mà tôi có thì tháng 5 năm nay không khác biệt nhiều so với tháng 5 năm ngoái về việc thu hút đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên thời gian qua thì đầu tư từ Trung Quốc về Việt Nam có nhiều hơn và nhanh hơn tuy nhiên những nước còn lại thì không có sự thay đổi quá nhiều”.
Kịch bản tăng trưởng cho nền kinh tế nằm 2020 và những năm tiếp theo TS.Nguyễn Đình Cung cho rằng: Nền kinh tế sẽ đi ngang hoặc sẽ đi lên nhưng sẽ rất thấp. Việc này không chỉ kết thúc trong năm 2020 mà nó còn tiếp diễn cho những nhiệm kỳ sau. Nhiệm kỳ đầu của những năm tiếp theo sẽ là những khó khăn.
“Năm nay chắc chắn sẽ không thể đạt được những mục tiêu như đầu năm mà chúng ta dự tính. Những chỉ số kỳ vọng sẽ giảm xuống thấp. Hoạt động kinh doanh của chúng ta hiện đang rất trì trệ và không sôi động. Cần có sự kích hoạt của Chính phủ để làm sôi động nền kinh tế. Lúc này, các DN cần tự cứu lấy mình trước khi người khác cứu mình thì mới có thể vượt qua khó khăn thời điểm hiện tại”, ông Cung nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh