Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar bàn giải pháp ứng phó đại dịch, đảm bảo chuỗi cung ứng, đón sóng dịch chuyển đầu tư
Đề xuất mở rộng trạm trung chuyển để phát triển chuỗi cung ứng nông sản Việt / Việt Nam cần làm gì để 'đón sóng' dịch chuyển chuỗi cung ứng?
Ngày 24/8/2020, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 12 (CLMV EMM 12) đã diễn ra tại Hà Nội theo hình thức họp trực tuyến. Đây là một sự kiện quan trọng nằm trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 (AEM 52) và các Hội nghị liên quan được tổ chức từ ngày 22-30 tháng 8/2020 tại Hà Nội.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CLMV lần thứ 12, các nước tập trung trao đổi một số vấn đề chính gồm: Rà soát, đánh giá tình hình triển khai Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế CLMV giai đoạn 2019-2020. Đồng thời, thông qua Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế CLMV giai đoạn 2021-2022, Thứ ba, kế hoạch ứng phó và khôi phục sau dịch bệnh Covid-19.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng năm 2020 là một năm hết sức đặc biệt, chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục gia tăng cùng với sự bùng phát của dịch Covid-19 đã dẫn đến các hệ quả về đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng, các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch… của các nước bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Toàn cảnh hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 12 (Ảnh: Bộ Công thương).
Những khó khăn trên đặt ra nhiều thách thức cho các nước CLMV trong việc vừa phải đảm bảo phòng chống dịch, vừa phải khôi phục phát triển kinh tế, đồng thời đã có những ảnh hưởng nhất định, làm gián đoạn hoặc chậm tiến độ triển khai một số dự án, hoạt động thuộc Kế hoạch hành động CLMV dành cho năm 2020. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đề xuất các nước CLMV cần tăng cường phối hợp về chính sách, biện pháp khắc phục các khó khăn do Covid-19, tiếp tục các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo hình thức mới, tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, các vướng mắc trong hoạt động thương mại biên giới…
Về việc triển khai Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế CLMV 2019-2020, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị các nước chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, phương án triển khai các hoạt động chưa được thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng đang bị gián đoạn theo hướng thích ứng với tình hình dịch bệnh tại từng nước, thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai theo hình thức trực tuyến như gợi ý từ chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng” của năm ASEAN 2020.
Các nước thành viên CLMV tham gia họp trực tuyến (Ảnh: Bộ Công thương).
Các Bộ trưởng đã nhất trí thông qua Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế CLMV giai đoạn 2021-2022 với 5 lĩnh vực chính bao gồm: Hợp tác thương mại và đầu tư; Thực hiện các cam kết khu vực; Kế hoạch Khôi phục sau dịch bệnh; Khung khổ phát triển CLMV; Phát triển nguồn nhân lực.
Theo đó, các Bộ trưởng nhất trí giao nhiệm vụ cho các Trưởng SEOM tăng cường hoạt động điều phối việc đề xuất thêm các dự án mới, có tính thiết thực, phù hợp với nhu cầu hợp tác, nhu cầu phát triển thực tế trong bối cảnh mới. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị các nước CLMV tích cực và chủ động hơn trong việc tiếp cận và đề nghị các đối tác phát triển hỗ trợ nguồn lực cho việc triển khai các hoạt động/dự án hợp tác CLMV trong giai đoạn mới.
Một trong những trọng tâm được các Bộ trưởng tập trung thảo luận tại Hội nghị là tác động của đại dịch COVID-19 lên các hoạt động kinh tế và phương hướng hợp tác ứng phó, khôi phục sau đại dịch.
Bộ trưởng cũng đề xuất các nước cần có thêm các dự án hợp tác mới về nghiên cứu, đào tạo, nâng cao năng lực, hỗ trợ kĩ thuật trong các lĩnh vực: kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, sản xuất thông minh, hệ sinh thái 5G, tăng cường hợp tác giữa các trung tâm đổi mới sáng tạo của các nước CLMV, kết nối hạ tầng giao thông, thương mại, logistics.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị các nước quan tâm, thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục đối với các hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan tại các khu vực cửa khẩu biên giới, tăng cường kết nối giao thông, logistics. Các nước CLMV cần tiếp tục chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, đưa CLMV trở thành điểm đến quan trọng, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá vàng ngày 26/11: Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt lao dốc