Việt Nam là khách hàng lớn của ngành sản xuất bông Mỹ
Với mức chi nhập khẩu gần 1,5 tỷ USD trong năm 2018, Việt Nam đã trở thành nhà nhập khẩu bông lớn của Mỹ.
Nông sản xuất sang Trung Quốc sụt giảm đáng báo động / Xuất khẩu tôm bao bột sang Mỹ tăng mạnh
Năm 2018, ngành dệt may chi 3 tỷ USD để nhập khẩu bông nguyên liệu, trong đó riêng mua bông từ thị trường Mỹ đạt gần 1,5 tỷ USD, chiếm 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Với giá trị nhập khẩu bông từ thị trường Mỹ không ngừng tăng mạnh sau mỗi năm, Việt Nam đã trở thành nhà nhập khẩu bông lớn của Mỹ.
Cũng bởi vậy, Hiệp hội bông Mỹ (CCI) nhiều năm liên tiếp đã tổ chức sự kiện giới thiệu bông Mỹ với chủ đề Cotton Day tại Việt Nam và thông tin những công nghệ mới nhất trong ngành sản xuất bông nguyên liệu.
Ảnh minh họa.
Trải qua các năm, lượng bông nhập khẩu từ Mỹ tăng mạnh theo thời gian. Nếu năm 2017, Việt Nam chi 1,179 tỷ USD nhập khẩu bông Mỹ thì hết năm 2018, con số này đã vọt lên 1,470 tỷ USD, tăng gần 28%. Nhập khẩu bông từ Mỹ chiếm 50% tổng giá trị nhập khẩu, phục vụ kéo sợi, dệt vải để sản xuất hàng may mặc cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện nay nguồn bông để phục vụ sản xuất cho ngành kéo sợi của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu và bông Mỹ là lựa chọn số 1 vì chất lượng ổn định và việc nhập bông từ Mỹ sẽ bổ trợ cho doanh nghiệp của hai nước.
Dù Mỹ là nhà sản xuất bông lớn nhất trên thế giới nhưng lại không phải là nhà sản xuất hàng dệt may lớn do vậy bông Mỹ sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu và Việt Nam là thị trường được các nhà sản xuất bông Mỹ đặc biệt quan tâm.
“Việc thúc đẩy tiêu thụ bông Mỹ tại Việt Nam không chỉ giúp tạo ra sự ổn định về chất lượng sợi và tạo ra nền tảng phát triển nền công nghiệp sản xuất sợi của Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ”, ông Giang nói.
Với 18.500 nông trường và 553 nhà máy cán bông, bông Mỹ được sản xuất và kiểm tra theo một quy trình nghiêm ngặt hàng đầu thế giới, đáp ứng được các yêu cầu cao nhất về chất lượng và môi trường đã trở thành lựa chọn hàng đầu và được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt may.
“Sau 10 năm hoạt động thương mại ở Việt Nam đã có 28 nhà máy sợi và dệt đối tác tin tưởng vào các doanh nghiệp cotton Mỹ với tổng lượng bông đăng ký đạt khoảng 400.000 tấn mỗi năm. Và chỉ trong 3 năm xúc tiến hợp tác, các nhãn hàng quần áo thời trang trong nước như Canifa, John Henry, Ninomaxx, Onoff và Sunfly, đã chọn Cotton USA làm đối tác, với tổng số nhãn treo (treo nhãn có dòng chữ Cotton USA trên sản phẩm) đăng ký năm 2019 đạt hơn 1,7 triệu sản phẩm”, Ông Giang cho hay.
Giới phân tích nhận định Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng với lợi thế cạnh tranh của ngành trên thế giới trong nhiều năm qua sẽ tiếp tục thu hút thêm các nhà sản xuất dệt may trên thế giới đầu tư, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu bông sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Theo Nguyễn Hưng/petrotimes.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giảm thuế 15% với ngưỡng doanh thu 3 tỷ đồng khó mang lại hiệu quả thực tế
Cá cược bóng đá phi pháp làm thất thoát hàng tỷ USD
Đội bay Emirates đón chiếc A350-900 đầu tiên
Hè 2025, Cebu Pacific sẽ nâng tần suất đường bay Manila – Đà Nẵng lên 2 chuyến/ngày
Mặt bằng quản trị công ty của Việt Nam đang ở cấp độ thấp
Hỗ trợ du khách quốc tế thanh toán online thuận tiện tại Việt Nam
Cột tin quảng cáo